Các nước tổ chức ngày mua sắm Black Friday như thế nào?

Black Friday, bắt nguồn từ Mỹ, là ngày mua sắm gắn liền với những mặt hàng giảm giá sốc và đám đông chen lấn tranh nhau mua tại các trung tâm thương mại.

Black Friday là một trong những ngày hội mua sắm lớn nhất năm tại Mỹ, khởi động mùa mua sắm cuối năm. Sự kiện này diễn ra vào ngày thứ 6 thứ ba của tháng 11 hàng năm, ngay sau lễ Tạ ơn. Ảnh: Getty Images.

Vào ngày này, các hãng bán lẻ tung ra hàng loạt mặt hàng giá sốc, thu hút đông đảo người mua sắm. Hiện nay, sự kiện này đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, kể cả tại các quốc gia không kỷ niệm Lễ Tạ ơn. Ảnh: Getty Images.

Dù vài năm trở lại đây, các hãng bán lẻ Mỹ bắt đầu tung hàng giảm giá dịp Black Friday qua trang bán hàng trực tuyến, nhiều hãng vẫn cố gắng thu hút khách hàng tới cửa hàng của mình với những deal giảm giá "sốc" nhất mùa. Ảnh: Getty Images.

Tại nhiều nước không có ngày lễ Tạ ơn như Tây Ban Nha, sự kiện mua sắm Black Friday cũng trở nên phổ biến. Ảnh: Getty Images.

Trong tuần lễ Black Friday năm 2017, nhiều hãng bán lẻ như các cửa hàng thời trang Zara, Mango, có doanh thu tăng tới 35%. Ảnh: Getty Images.

Black Friday cũng là ngày mua sắm lớn với người Brazil. Họ tranh nhau mua các mặt hàng điện tử như TV với giá giảm sâu vào ngày này. Ảnh: The Independent.

Amazon mang ngày Black Friday tới Anh vào năm 2010. Từ đó, ngày này trở thành một trong những sự kiện mua sắm lớn nhất tại Anh. Ảnh: Getty Images.

Các cửa hàng tại Anh bắt đầu tung đợt giảm giá Black Friday vào ngày sau lễ Tạ ơn của Mỹ. Ảnh: Getty Images.

Các cửa hàng như House of Fraser và Topshop, cũng như hãng thương mại điện tử như Amazon, tung ra nhiều mặt hàng giảm giá sâu như quần áo, đồ điện tử. Ảnh: Getty Images.

Dân săn hàng giảm giá tại Anh cũng "tranh đấu" quyết liệt để mua được hàng giá hời vào ngày này không khác người Mỹ. Ảnh: BI.

Năm 2014, nhiều cửa hàng tại Anh đã phải gọi cảnh sát tới can thiệp khi xảy ra tình trạng hỗn loạn giữa đám đông mua sắm. Ảnh: The Guardian.

Dù Black Friday ngày càng phổ biến, Anh cũng có một sự kiện mua sắm riêng là Boxing Day - diễn ra sau Giáng Sinh. Ảnh: Getty Images.

Năm 2015, người Anh chi khoảng 4,8 tỷ USD vào ngày Boxing Day, trong khi chi tiêu cho ngày Black Friday à 2,6 tỷ USD. Boxing Day là ngày quốc lễ tại Anh, Australia, Canada, Nam Phi cùng nhiều nước có liên hệ với Anh trong lịch sử. Vào ngày này, người dân được nghỉ và đổ xô tới các cửa hàng bán lẻ. Ảnh: Getty Images.

Tại Ấn Độ, Black Friday chủ yếu diễn ra trên các trang thương mại điện tử - dẫn đầu là Amazon và Flipkart của Walmart. Ảnh: BI India.

Ở bán lẻ truyền thống, Ấn Độ có sự kiện mua sắm lớn nhất diễn ra vào dịp lễ hội ánh sáng Diwali với hàng nghìn người đổ xuống đường để mua hàng giảm giá từ quần áo, trang sức cho tới đồ gia dụng. Năm nay, các hãng thương mại điện tử tại nước này cũng kỳ vọng thu về 3 tỷ USD trong 5 ngày lễ hội. Ảnh: Getty Images.

Tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất châu Á, các hãng bán lẻ không mấy mặn mà với Black Friday bởi trước đó họ đã bận rộn với sự kiện mua sắm Singles' Day (ngày độc thân) vào ngày 11/11. Đây là sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới được Alibaba khởi xướng vào năm 2009. Năm nay, hãng này đạt doanh thu 30,8 tỷ USD trong ngày độc thân.

Phương Ly
Theo Business Insider

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/cac-nuoc-to-chuc-ngay-mua-sam-black-friday-nhu-the-nao-post893444.html