Các mẹo vệ sinh nhà bếp giúp đảm bảo an toàn thực phẩm

Với bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những loại thực phẩm có nguy cơ lớn nhất và làm thế nào để tránh bị bệnh hoặc ngộ độc thực phẩm.

(Ảnh: houseofwellness)

(Ảnh: houseofwellness)

Ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn, virus hoặc độc tố trong thực phẩm chúng ta ăn.

Theo thống kê, ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến hàng triệu người Úc mỗi năm. Với Tuần lễ An toàn Thực phẩm Úc được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 11, một con số đáng chú ý được đưa ra là ước tính có khoảng 4,67 triệu người Úc bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm.

Thịt, thịt gia cầm và trứng là thực phẩm chủ yếu trên đĩa của người Úc, tuy nhiên những thực phẩm này gây ra một số rủi ro lớn nhất về an toàn thực phẩm.

Thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc

Thịt gia cầm, thịt sống, trứng và rau lá xanh có thể chứa vi khuẩn như salmonella, listeria, campylobacter và e.coli có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Trái cây và quả mọng cũng có thể gây rủi ro vì vi khuẩn như listeria và salmonella có thể phát triển trên vỏ.

Người phát ngôn của Hội đồng Thông tin An toàn Thực phẩm Lydia Buchtmann của Úc cho biết cách bảo quản, xử lý và nấu nướng thực phẩm có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có thể khiến bạn bị bệnh.

Dưới đây là các mẹo an toàn thực phẩm hàng đầu của các chuyên gia:

1. Đảm bảo thịt chín kỹ

2. Thịt và thịt gia cầm băm nhỏ nên được nấu chín hoàn toàn.

Theo Lydia: "Nấu chúng tái là không đủ để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng nào có thể có trong đó". Lydia Buchtmann cũng khuyên bạn nên sử dụng nhiệt kế thịt để đảm bảo thịt được nấu chín an toàn.

Nhiệt độ thịt an toàn:

1. Thịt gia cầm, thịt băm, xúc xích: 75 độ C

2. Thịt nguyên miếng: 63 độ C

3. Phi lê cá: 63 độ C

4. Không ăn trứng sống

Lydia nói: "Rất có khả năng vi khuẩn ở bên ngoài vỏ sẽ xâm nhập vào bên trong và khiến bạn bị bệnh". Cô cũng cảnh báo bạn đừng bảo quản thức ăn thừa quá hai hoặc ba ngày trong tủ lạnh.

Nếu bạn định đông lạnh, Lydia khuyên bạn nên đợi thức ăn ngừng bốc hơi và nguội đi trước khi chia thành nhiều phần và đông lạnh chúng.

Bảo quản thực phẩm thông minh:

Nhà khoa học thực phẩm, Tiến sĩ Vincent Candrawinata, khuyến nghị chúng ta nên để thịt đã nấu nguội trước khi bảo quản trong hộp nhựa hoặc bọc bằng màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh.

Tiến sĩ Candrawinata nói: "Thông thường khi nhiệt độ tăng cao hoặc thực phẩm có hàm lượng chất béo rất cao thì nó có thể trở nên nguy hiểm".

Ông cũng nói rằng hâm nóng thức ăn nhiều chất béo bằng nhựa trong lò vi sóng cũng có thể gây ra nguy cơ nhựa ngấm vào thức ăn. Vì vậy, Tiến sĩ Candrawinata khuyến nghị hãy kiểm tra hộp nhựa của bạn có chứa BPA không và sử dụng hộp đựng bằng thủy tinh thay vì nhựa.

Thực hành tốt vệ sinh thực phẩm

Người phát ngôn của Hội đồng Thông tin An toàn Thực phẩm Lydia Buchtmann của Úc khuyến nghị các thói quen an toàn thực phẩm sau đây để đảm bảo an toàn cho chúng ta.

1. Rửa tay trước và sau khi xử lý thịt sống, thịt gà hoặc trứng

2. Không rửa thịt, gia cầm nguy cơ lây lan vi khuẩn

3. Bảo quản thịt/gia cầm cách xa các thực phẩm khác trong tủ lạnh (những loại không cần nấu chín)

4. Đậy kín thịt/gia cầm sống và bảo quản ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh để tránh chảy nước

5. Để thớt riêng cho thịt sống và các loại thực phẩm khác

6. Giữ tủ lạnh ở 5 độ C hoặc thấp hơn.

Nguồn Quảng Ninh: http://baoquangninh.com.vn/cac-meo-ve-sinh-nha-bep-giup-dam-bao-an-toan-thuc-pham-3215651.html