Các mẹ bầu nên biết: Những dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm

Chảy máu trong khi mang thai, mẹ bầu đi tiểu ít hoặc không buồn tiểu, đau đầu dữ dội, nước ối bất thường, không có sự chuyển động của thai nhi... là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở thai nhi mà các mẹ bầu nên nắm rõ.

Không phát hiện nhịp đập tim thai

Tim của bé bắt đầu đập trong tuần thứ 5 của thai kỳ, nhưng việc phát hiện sẽ dễ dàng hơn vào khoảng tuần thứ 10 hoặc vào cuối của 3 tháng đầu tiên. Đôi khi, một nhịp tim không thể được phát hiện do vị trí của em bé hoặc vị trí của nhau thai. Nhưng nếu tiếp tục xảy ra tình huống không phát hiện nhịp đập tim thai hoặc không đều ở lần thử tiếp theo, bào thai có thể bị trục trặc.

Mẹ bầu mất đi cảm giác căng tức ngực

Trong suốt giai đoạn thai kì, sự thay đổi nội tiết tố sẽ làm tăng lưu lượng máu và sự thay đổi trong các moo của tuyến vú sẽ làm ngực mẹ bầu bị sưng, đau và căng tức, sẽ nhạy cảm hơn nhiều so với trước đây.

Từ tuần 4-6, núm ty mẹ cũng lớn lên và chuyển sang màu nâu sẫm, kéo dài trong suốt 3 tháng. Tiếp đến sang tuần thứ 8, bầu ngực sẽ lớn dần lên và phát triển tới tận cuối thai kỳ, lúc này mẹ bầu có cảm giác ngứa da ngực và có xuất hiện những vết rạn trên ngực. Nếu những cảm giác này mất đi, có khả năng hoại tử villous đã xảy ra, phôi phai đang dần teo đi hoặc đã chết.

Các mẹ bầu nên biết: Những dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm

Chảy máu "vùng kín"

Đây là dấu hiệu nguy hiểm hàng đầu mà các mẹ bầu cần chú ý. Nếu đó là hiện tượng chảy máu nhẹ và tự biến mất thì thai phụ không nhất thiết phải quá lo lắng, nhưng nếu đó là lượng máu lớn và sẫm màu thì rất nguy hiểm.

Bởi lẽ chảy máu âm đạo khi mang thai có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc sinh sớm. Khi phát hiện ra hiện tượng bất thường này, thai phụ cần nghỉ ngơi, ít vận động, hạn chế đi lại và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mẹ bầu bị ngứa bất thường

Tình trạng mẹ bầu bị ngứa bất thường trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết của mẹ, từ đó làm giảm lượng oxy cung cấp đến bé. Đây là dấu hiệu nguy hiểm nhưng không được chú ý đến.

Mẹ bầu bị tăng huyết áp và phù nề

Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Phụ nữ lớn tuổi mang thai lần đầu có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 5 lần so với những phụ nữ trẻ hơn. Cao huyết áp thường khiến mẹ bầu bị trướng gan, chức năng gan bất thường và luôn ở trang thái ý thức mơ hồ,…Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng tỉ lệ dị tật, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo chỉ tăng lên khi quá trình mang thai diễn ra. Chất thải âm đạo thường sáng, trong và không màu. Nếu phát hiện có chất tiết ra ngoài bất thường kèm theo mùi, máu, hoặc đau, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nó có thể là do viêm sưng cổ tử cung, nơi cổ tử cung mở ra sớm hơn báo hiệu sẩy thai.

Các mẹ bầu nên biết: Những dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm

Mẹ bầu tăng cân trong thời kì mang thai là điều bình thường, nhưng nếu như mẹ bầu tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm sẽ đều ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mẹ và con. Cân nặng của mẹ bất thường thì đi kèm với các triệu chứng như đâu đầu, rối loạn thị giác, phù tay chân, đây là dấu hiệu của tiền sản gật, rất nguy hiểm cho mẹ bầu.

Theo dõi quá trình tăng cân của thai nhi trong 3 tuần liên tiếp, nếu như không có dấu hiệu tăng cân thì có thể thai nhi đang rối loạn phát triển

Đau đầu dữ dội

Đau đầu nhẹ và nhanh qua đi là cơn đau bình thường, còn nếu bạn bị đau đầu dữ dội kèm theo sưng phù ở chân tay, mặt hoặc suy giảm thị lực thì đó có thể là biểu hiện của chứng bệnh cao huyết áp hoặc dấu hiệu của bệnh kinh giật.

Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu nguy hiểm, báo hiệu thai nhi không khỏe mạnh hoặc gặp các vấn đề bất thường khác. Đặc biệt nếu đau bụng kèm chảy máu âm đạo, rất có thể mẹ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai.

Thai phụ bị sốt

Nếu sốt cao mà không kèm các dấu hiệu của cảm cúm, thai phụ nên nhanh chóng đi khám. Tình trạng này có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. nếu như mắc bệnh trong thời kì 3 tháng đầu thì nên vào viện khám để xác định chắc chắn mình có bị nhiễm cúm hoặc sởi hoặc một loại virus có ảnh hưởng đến việc sinh quái thai k? ngoài ra cũng cần chú ý tới thuốc uống vì một số thuốc có ảnh hưởng k tốt đến thai, hãy hỏi kĩ bác sĩ của bạn để được tư vấn kĩ lưỡng.

Ngực mẹ bầu bị giảm kích thước đột ngột

Toàn bộ cơ thể của phụ nữ trải qua sự chuyển đổi ngay từ khi bắt đầu mang thai. Vú là những tế bào bắt đầu trở nên nhạy cảm do sự thay đổi hoóc môn. Ngực bắt đầu cảm thấy nặng hơn, căng hơn, và điều này tăng lên trong thai kỳ. Giảm đột ngột kích thước của vú có thể xảy ra nếu cơ thể không hỗ trợ bào thai đang phát triển nữa. Các hoóc môn trở lại bình thường khi thai ngừng phát triển, dẫn đến việc giảm kích thước vú.

Tử cung căng cứng

Nếu mẹ bầu xuất hiện những cơn đâu từ tử cung rồi lan dần ra khắp bụng, sau lưng và xuống bắp chân, cơn đau kéo dài, tử cung cơ cứng lại như gỗ thì đó là triệu chứng của bong nhau non, rất nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ lẫn con, nên cần phải đưa đi cấp cứu ngay.

Vỡ ối sớm

Thông thường, túi ối báo quanh thai nhi chỉ vỡ khi bắt đầu vào chuyển dạ thật sự, có thể vỡ tự nhiên hoặc do nữ hộ sinh hoặc bác sĩ phá ối để cho sản phụ sinh. Việc vỡ ối không đau nhưng có dấu hiệu nhiều nước chảy ra từ âm đạo. Trong thai kỳ, nếu thai phụ thấy có nước đột ngột chảy ra từ âm đạo thì nên đi khám ngay. Tình trạng nhiễm trùng ối có thể xảy ra nếu không được kịp thời điều trị.

Thai quá ngày dự sinh

Thai quá 42 tuần được coi là quá ngày dự sinh, cũng là tình trạng nguy hiểm cần được theo dõi chặt chẽ. Khi thai già tháng, nhau thai lão hóa không có đủ khả năng cung cấp máu và oxy cho thai nhi, dễ gây suy thai và thai chết lưu.

PV(t/h)

Nguồn SHTT: http://www.sohuutritue.net.vn/cac-me-bau-nen-biet-nhung-dau-hieu-canh-bao-thai-nhi-gap-nguy-hiem-d17690.html