Các lợi ích cốt lõi của Việt Nam được đảm bảo khi tham gia CPTPP

Sáng 5/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường vềviệc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái BìnhDương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

"Các lợi ích cốt lõi của Việt Nam được đảm bảo khi tham gia CPTPP" lànhấn mạnh của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khibáo cáo giải trình trước Quốc hội về vấn đề trên.

NHIỀU TIỀM NĂNG CŨNG NHƯ THÁCH THỨC KHI THAM GIA CPTPP

Thảo luận tại hội trường, hầu hết các đại biểu tán thành sự cần thiếtphê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là Hiệp định thương mại tự dothế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhấttừ trước tới nay.

Theo báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ, tham gia CPTPP với tư cáchlà một trong những thành viên đầu tiên sẽ thể hiện mạnh mẽ chủ trươngchủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước, khẳng định vai trò và vịthế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực cũng như trêntrường quốc tế.

Về mặt kinh tế, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăngtương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Về thu hút đầu tư, các cam kếttrong CPTPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trongviệc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nướcngoài. Về mặt thể chế, tham gia CPTPP là cơ hội để tiếp tục hoàn thiệnthể chế pháp luật kinh tế. Về mặt xã hội, tham gia CPTPP sẽ tạo thêmnhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ ChíMinh) đánh giá, tham gia CPTPP, Việt Nam có nhiều cơ hội bởi đây là thịtrường rất lớn với 11 quốc gia có tổng GDP 11 ngàn tỷ USD, chiếm 13,5%GDP toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu là 10 ngàn tỷ USD, chiếm khoảng 20%kim ngạch xuất khẩu toàn cầu; dân số thị trường là 500 triệu dân. Do đó,xuất khẩu của Việt Nam như đánh giá của Chính phủ chắc chắn sẽ tăng.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Hoàng Ngân nêu một số lưu ý: "Đây là thị trườngrất khó tính, bởi vì thu nhập bình quân đầu người là trên 300 nghìnUSD/người. Như vậy, khi chúng ta đã quen với các sản phẩm giá rẻ thì sẽkhó đi vào khu vực này. Bởi khu vực này yêu cầu chất lượng cao, an toànthực phẩm, giá cả cạnh tranh và yêu cầu áp dụng khoa học công nghệ...".

Với nhiều thách thức cũng như cơ hội khi Việt Nam tham gia CPTPP, đạibiểu Trần Hoàng Ngân đưa ra một số câu hỏi tới Quốc hội, Chính phủ.

"Bên cạnh đó, chúng tôi muốn đặt câu hỏi: Tại sao các nước mời Việt Namtham gia vào Hiệp định này. Hiệp định này có được từ 4 quốc gia năm 2002là Singapore, Brunei, New Zealand và Chile; sau đó các quốc gia kháctham gia đàm phán. Đến 2010, họ mời Việt Nam đàm phán và tham gia. Thếthì tại sao họ lại thích mời Việt Nam như vậy, mặc dù thu nhập bình quânđầu người của chúng ta thấp (chỉ khoảng 2,8 ngàn USD), mà bình quân củahọ là 30 ngàn USD. Và tôi nghĩ Chính phủ sẽ có câu trả lời", đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Đại biểu cũng cho rằng, các nước trong CPTPP đã nhìn thấy tiềm năng củaViệt Nam, một đất nước đã thành công trong 30 năm đổi mới, đang đâỷnhanh thực hiện 3 đột phá chiến lược, đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinhtế thị trường. Việt Nam cũng tiến hành tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt đãnâng cao cách thức, năng lực quản trị, quản lý doanh nghiệp nhà nước,khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinhtế...

"Nhưng tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất mà họ nhìn thấy đó là thịtrường 95 triệu dân của Việt Nam... Họ nhìn thấy cơ hội rằng, Việt Namvào rồi mình sẽ đầu tư vào Việt Nam, mình sẽ xuất khẩu hàng sang ViệtNam vì đây là thị trường lớn. Chính vì thế, thách thức đối với lần nàylà không nhỏ", đại biểu Trần Hoàng Ngân khuyến nghị.

CÁC LỢI ÍCH CỐT LÕI CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC ĐẢM BẢO KHI THAM GIA CPTPP

Cũng tại hội trường, nhiều đại biểu đưa ra khuyến nghị về những tháchthức, khó khăn khi Việt Nam tham gia CPTPP. Đó là, thực tiễn thương mạisong phương, đa phương có thể gặp một số khó khăn. Một số ngành như dịchvụ quảng cáo, dịch vụ logistics... có thể đối mặt với thách thức vềcạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội trong việc giảm thiểu chiphí kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong nướcnói chung.

Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanhnghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệptrong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, để thực thi cam kếttrong CPTPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định phápluật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động...

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), nền kinh tế của Việt Nam có độmở rất lớn, điều đó có nghĩa nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các yêútố bên ngoài. Nếu muốn ổn định, đương nhiên chúng ta phải giữ được camkết quốc tế, thị trường bên ngoài. Nên tham gia CPTPP là cơ hội rất lớn,nhưng cũng nhiều thách thức, khó khăn.

"Thời điểm này, chúng ta không cần dành nhiều thời gian cho việc thảoluận có nên hay không nên tham gia CPTPP. Mà quan trọng nhất là bây giờcần làm rõ xem, chúng ta sẽ hành động như nào để tập trung được nhữnglợi thế, những cơ hội có thể có được khi tham gia CPTPP và hạn chế đếnmức thấp nhất những tác động bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanhtrong nước", đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Tại hội trường, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đãgiải trình thêm trước Quốc hội một số vấn đề liên quan về đánh giá tácđộng, lao động và sửa đổi một số luật khi Việt Nam tham gia CPTPP.

Theo Phó Thủ tướng, trong qua trình đàm phán, bằng nhiều hình thức,Chính phủ đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhiều ngành hàng, doanh nghiệpchịu tác động chính của CPTPP. Ngoài ra, các chuyên gia độc lập quốc tếcũng có những nghiên cứu rất sâu về CPTPP, trong đó có kinh tế Việt Nam.Đây là nguồn tham khảo quan trọng để chúng ta đánh giá tác động.

"Các lợi ích cốt lõi của Việt Nam được đảm bảo, và chúng ta cũng đãgiành được các bảo lưu và linh hoạt cụ thể để tham gia CPTPP hiệu quả vàcó lợi cho đất nước. Trong quá trình thực thi Hiệp định, Chính phủ sẽthường xuyên cập nhật đánh giá tác động đến tổng thể nền kinh tế, cũngnhư từng ngành cụ thể; đồng thời xây dựng các giải pháp điều hành mộtcách phù hợp", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minhcho biết./.

(TTXVN)

Nguồn Tuyên Giáo: http://www.tuyengiao.vn/thoi-su/cac-loi-ich-cot-loi-cua-viet-nam-duoc-dam-bao-khi-tham-gia-cptpp-116203