Các hoàng tử thời xưa được dạy dỗ nghiêm khắc thế nào?

Vào thế kỷ 16, việc dạy học cho các hoàng tử ở nhiều nước châu Âu trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Khi ấy, chỉ có nhà vua mới có quyền phạt các hoàng tử. Do vậy, thầy giáo dạy hoàng tử sẽ phạt những cậu bé học cùng hoàng tử để họ nhận thức được sai lầm của mình.

Các thầy giáo làm nhiệm vụ truyền dạy kiến thức cho các hoàng tử quyền quý ở châu Âu hồi thế kỷ 16 phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Nguyên do là vì người dân thời đó quan niệm chỉ có nhà vua mới có quyền phạt các hoàng tử khi họ phạm lỗi.

Theo đó, thầy giáo không thể phạt hoàng tử dù họ gây ra những lỗi lầm như không nghe giảng, không làm bài tập...

Trước tình huống này, người ta đã nghĩ ra một giải pháp. Cụ thể, người xưa sẽ lựa chọn một số cậu bé đến từ tầng lớp có địa vị cao trong xã hội (không phải là thành viên hoàng tộc) làm bạn học với hoàng tử.

Theo đó, hoàng tử và những chàng trai đến từ tầng lớp có địa cao sẽ lớn lên cùng nhau và cùng tiếp nhận sự giáo dục của các thầy giáo được hoàng gia lựa chọn.

Nhờ vậy, quan hệ giữa hoàng tử với các cậu bé sẽ trở nên thân thiết và gần gũi hơn.

Những cậu bé này được xem là "thế thân" của hoàng tử. Một khi hoàng tử phạm phải lỗi lầm thì những cậu bé "thế thân" sẽ phải nhận hình phạt thay như bị đánh đòn.

Mục đích của người xưa khi làm như vậy là nhằm khiến các hoàng tử cảm thấy hối hận, ăn năn khi chứng kiến người bạn học phải chịu hình phạt thay cho mình.

Từ đó, hoàng tử nhận thức được lỗi lầm đã phạm phải và sẽ không tái phạm sai lầm đã gây ra. Phương pháp giáo dục này được đánh giá là khá hiệu quả.

Tâm Anh (theo Realmofhistory)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/la-doc-cuoi/cac-hoang-tu-thoi-xua-duoc-day-do-nghiem-khac-the-nao-806095.html