Các điểm chính của dự thảo hiệp định Brexit có thể gây tranh cãi

Dự thảo hiệp định dài 585 trang được đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Anh có một số điểm gây tranh cãi cao mà những người ủng hộ Brexit đặc biệt khó chấp nhận.

Dự thảo hiệp định Brexit dài 585 trang đang gây tranh cãi

Ngày 14/11, Thủ tướng Anh Theresa May đã có báo cáo tóm tắt nội dung hiệp định trước nội các Anh và có một số điểm chính của dự thảo hiệp định khiến Quốc hội Anh có thể tạo sức ép cho chính phủ nước này, cụ thể như sau:

Thứ nhất, “lưới an ninh” với biên giới Ireland

Dự thảo hiệp định Brexit nói rằng cả hai bên sẽ “sử dụng những nỗ lực tốt nhất” để có một thỏa thuận thương mại trong tương lai được hoàn tất trong 6 tháng trước khi kết thúc giai đoạn chuyển đổi vào tháng 12 năm 2020, nhưng nếu điều này không xảy ra, EU và Anh có thể “cùng nhau kéo dài giai đoạn chuyển tiếp” trong một khoảng thời gian không xác định.

Nếu không thì giải pháp “lưới an ninh” cho Ireland và Bắc Ireland nhằm ngăn chặn một biên giới cứng sẽ có hiệu lực. Các phương án đưa ra bao gồm “một lãnh thổ hải quan duy nhất giữa Liên minh và Vương quốc Anh”, sẽ áp dụng từ cuối giai đoạn chuyển tiếp “trừ khi và cho đến khi... một hiệp định tiếp theo có thể áp dụng”. Theo hiệp định này, lãnh thổ hải quan duy nhất sẽ bao gồm tất cả hàng hóa ngoại trừ các sản phẩm thủy sản, và sẽ “bao gồm các cam kết sân chơi bình đẳng và cơ chế thực thi thích hợp để bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa EU27 và Vương quốc Anh”.

Chắc chắn sẽ có thêm kiểm tra phi hải quan đối với một số loại hàng hóa đi qua giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Vương quốc Anh, điều này sẽ không làm hài lòng Đảng Dân chủ, những người đã liên tục phản đối bất kỳ hình thức đối xử khác biệt nào đối với Bắc Ireland. Hiệp định cũng cho biết nếu “một trong hai bên coi giải pháp “lưới an ninh” là không còn cần thiết nữa, thì có thể thông báo cho bên kia”. Sau đó, một ủy ban chung phải tiến hành họp trong vòng 6 tháng, và cả hai bên phải đồng ý cùng nhau chấm dứt “lưới an ninh” này. Phần này của hiệp định sẽ là khó khăn cho những người ủng hộ Brexit. Họ đã liên tục lập luận rằng nước Anh phải có rời khỏi bất kỳ liên minh thuế quan nào của Anh và khi nào họ muốn thì có thể theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do trên toàn thế giới.

Thứ hai, sân chơi bình đẳng

Hiệp định quy định rằng nếu thỏa thuận về “lưới an ninh”, Vương quốc Anh phải tuân thủ các cam kết “sân chơi bình đẳng” về cạnh tranh và viện trợ của chính phủ, cũng như các tiêu chuẩn và thuế về việc làm và môi trường. Những biện pháp này nhằm bảo đảm rằng các doanh nghiệp Anh không thể tác động đến ngành công nghiệp của EU.

Brussels đã yêu cầu có sự hài hòa, sẽ buộc quốc hội Anh chỉ cần đưa các quy định của EU và ban hành sau Brexit. Anh cũng phải chuyển đổi ba chỉ thị về thuế của EU thành luật - về trao đổi thông tin thuế, báo cáo về các công ty đầu tư và quy tắc ứng xử của EU về thuế. “Các điều khoản không đi ngược lại” cũng sẽ ngăn cản Anh đưa ra các tiêu chuẩn thấp hơn về các quy định xã hội, môi trường và lao động như giờ làm việc. Phần nhiều trong số những yêu cầu này cũng sẽ gây tranh cãi đối với những người ủng hộ Brexit bảo thủ, cho rằng việc rời khỏi EU là cơ hội để hướng tới một nền kinh tế quy định nhẹ nhàng về thuế giống như ở Singapore.

Thứ ba, hiệp định thương mại trong tương lai

Vấn đề này thậm chí có thể còn gây tranh cãi hơn đối với những người ủng hộ Brexit. Mối quan hệ Anh-EU trong tương lai, mà cả hai bên đều cho biết đòi hỏi nhiều việc phải làm hơn nhưng nhằm mục đích đạt được mối quan hệ chặt chẽ về dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tài chính) và đầu tư cũng như hợp tác chuyên ngành.

Thứ tư, thủy sản

EU đã nhiều lần nói rằng sẽ chỉ cho phép các nhà xuất khẩu thủy sản Anh miễn thuế và không hạn chế tiếp cận thị trường EU để đổi lấy một thỏa thuận có đi có lại là các đội tàu đánh cá của EU có thể tiếp tục hoạt động ở vùng biển của Anh. Vấn đề này có khả năng bùng nổ tranh cãi: hiệp định Brexit về cơ bản chỉ nói rằng EU sẽ áp dụng thuế đối với cá cho đến khi một thỏa thuận riêng biệt cho phép tiếp cận việc đánh cá của EU ở vùng biển Anh.

Thứ năm, quản trị

Sau khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc, hiệp định Brexit cuối cùng sẽ được điều chỉnh bởi một cấu trúc dựa trên một ủy ban chung đưa ra quyết định bằng sự đồng thuận và phán quyết của họ sẽ mang tính ràng buộc. Một hội đồng trọng tài gồm 5 thành viên sẽ được triệu tập để giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên, bất kỳ vấn đề nào liên quan đến luật pháp EU không thể được quyết định bởi hội đồng trọng tài nhưng phải tiến hành trước khi ra tòa án công lý châu Âu. Điều đó cũng khiến những người ủng hộ Brexit muốn "kiểm soát lại luật pháp".

Thứ sáu, thị trường tài chính

Trong một điều khoản có thể gây tranh cãi khác, dự thảo Hiệp định dành cho trung tâm tài chính của London chỉ một cấp độ cơ bản về tiếp cận các thị trường của EU tương tự như các doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản. Điều này sẽ dựa trên hệ thống tiếp cận thị trường tài chính hiện có của EU được gọi là tương đương - một mối quan hệ mà Brussels cho rằng tất cả đều là sự sắp xếp tốt nhất mà Anh có thể mong đợi./.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/cac-diem-chinh-cua-du-thao-hiep-dinh-brexit-co-the-gay-tranh-cai-111804.html