Các công ty quốc phòng hàng đầu Nhật Bản - những cái tên rất quen

Trong bảng xếp hạng toàn cầu về 100 công ty hàng quốc phòng hàng đầu thế giới, Nhật Bản có ba công ty; đây là những công ty chủ chốt, chuyên sản xuất vũ khí cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Theo trang Defense News của Mỹ, khi Nhật Bản từng bước phát triển Lực lượng Phòng vệ, để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, trong đó Nhật Bản đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của họ.

Theo trang Defense News của Mỹ, khi Nhật Bản từng bước phát triển Lực lượng Phòng vệ, để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, trong đó Nhật Bản đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của họ.

Trong danh sách 100 công ty quân sự hàng đầu thế giới năm nay, có 3 công ty Nhật Bản lọt vào danh sách; trong đó có Subaru, công ty năm đầu lọt tốp 100, xếp thứ 85 với doanh thu quốc phòng 805,5 triệu USD.

Hai công ty Nhật Bản khác có trong danh sách là Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và Kawasaki Heavy Industries, đứng thứ 32 với 3,788 tỷ USD và đứng thứ 51 với 2,026 tỷ USD doanh thu quốc phòng.

Mitsubishi vẫn duy trì vị trí dẫn đầu, với tư cách là nhà thầu quốc phòng lớn nhất Nhật Bản; mặc dù doanh thu từ hoạt động kinh doanh quốc phòng giảm 42% xuống còn xấp xỉ 6,57 tỷ USD.

Tuy nhiên, tổng doanh thu của gã khổng lồ ô tô toàn cầu vẫn cao tới 31,465 tỷ USD. Mitsubishi Heavy Industries cũng đang phát triển công nghệ siêu thanh, bao gồm tên lửa hành trình siêu thanh và đầu đạn bay siêu âm.

Dự án quốc phòng quan trọng nhất hiện đang được phát triển ở Nhật Bản là máy bay chiến đấu tàng hình FX, được lên kế hoạch thay thế khoảng 90 máy bay chiến đấu F-2.

Chính phủ Nhật Bản đã trao cho Mitsubishi Heavy Industries hợp đồng phát triển máy bay chiến đấu FX vào năm 2020, và đã đều đặn đầu tư vào việc phát triển dự án trong vài năm qua. Chương trình bao gồm phát triển ý tưởng, thiết kế động cơ ban đầu, công nghệ radar và các hệ thống khác.

Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu sản xuất nguyên mẫu FX đầu tiên vào năm 2024. Sau khi hoàn tất kế hoạch thiết kế và sản xuất, các chuyến bay thử nghiệm sẽ bắt đầu vào năm 2028. Máy bay dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ vào khoảng năm 2035.

Máy bay FX cũng có thể chỉ huy UAV tiên tiến có tên "Người lính bay trung thành". Dự kiến UAV "Người lính bay trung thành", sẽ chiến đấu trong đội hình FX. Máy bay có thể mang theo cảm biến và các thiết bị khác để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, đồng thời nó cũng có thể mang tên lửa không đối không, để không chiến.

Kế hoạch phát triển của "người lính bay trung thành" được chia thành ba giai đoạn. Đầu tiên, chiếc UAV sẽ được điều khiển bởi trạm mặt đất, sau đó sẽ được chỉ huy và điều khiển bởi máy bay chiến đấu FX trên không.

Cuối cùng, UAV "Người lính bay trung thành" sẽ phát triển thành một hệ thống chiến đấu hoàn toàn tự động. Tập đoàn Subaru chịu trách nhiệm phát triển hệ thống điều khiển bay từ xa, còn Mitsubishi sẽ chịu trách nhiệm phát triển các liên kết dữ liệu cho UAV và máy bay chiến đấu có người lái.

Việc Chính phủ Nhật Bản quyết định hủy mua hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trên đất liền, đồng nghĩa với việc Nhật Bản phải nhanh chóng tìm kiếm phương án thay thế, để đáp trả mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo từ các nước láng giềng.

Lý do hệ thống thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trên mặt đất đã bị hủy bỏ, vì lo ngại rằng các mảnh vỡ của tên lửa đánh chặn Standard-3 sẽ rơi vào khu dân cư địa phương, gây nguy hiểm.

Do vậy Nhật Bản đã quyết định đóng một tàu chiến mới, chuyên dùng cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo. Mặc dù thiết kế cuối cùng của các tàu chiến này vẫn chưa được công bố, nhưng có thông tin cho rằng, Nhật Bản đang xem xét trang bị cho các tàu chiến này hệ thống Aegis trên cơ sở J7.B.

Hệ thống J7.B là sự kết hợp của radar quét mảng pha điện tử SPY-7, được sử dụng trên hệ thống Aegis trên đất liền của Nhật Bản và hệ thống Aegis cơ bản J7; hiệu suất của nó tương đương với hệ thống Aegis cơ bản của Mỹ.

Nhật Bản cũng có ý định trang bị cho các tàu chiến Aegis mới này, loại tên lửa Standard-6, có khả năng đánh chặn vũ khí siêu thanh và tên lửa hành trình. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo, các tàu chiến mới này cũng sẽ được triển khai gần bờ, để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển khác.

Kể từ đời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Nhật Bản có chủ trương nới lỏng các hạn chế xuất khẩu vũ khí vào năm 2014; tiếp theo, Nhật Bản đã đạt được thành công một thỏa thuận xuất khẩu vũ khí, đầu tiên là với Philippines.

Vào tháng 8/2020, Nhật Bản và Philippines đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu để cung cấp cho Philippines các radar phòng không di động và cố định. Nhật Bản cũng đề xuất, xuất khẩu 8 khinh hạm sang Indonesia, 4 trong số đó sẽ được đóng tại Indonesia.

Khinh hạm mà Nhật Bản xuất sang Indonesia, có lượng choán nước 3.900 tấn, 3 tàu đã được hạ thủy và 5 tàu nữa đang được lên kế hoạch. Khinh hạm dài 130 m này có thể được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt nước và chống ngầm; tàu cũng có thể mang theo các phương tiện không người lái trên mặt nước và dưới nước.

Mặc dù Indonesia gần đây đã thông báo rằng họ sẽ mua các khinh hạm của Ý, nhưng vẫn chưa rõ liệu Indonesia có tiếp tục có ý định mua khinh hạm của Nhật Bản nữa hay không, vì kích thước và hiệu suất của tàu Nhật Bản rất khác so với tàu Italia.

Nhật Bản cũng đang tiếp tục nỗ lực xuất khẩu vũ khí và thiết bị ở mức thấp. Động thái này nhằm mở rộng cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản và làm cho nó trở nên bền vững hơn. Có thể trong một vài năm tới, sẽ có thêm một số công ty của Nhật Bản lọt tốp 100 công ty quốc phòng hàng đầu thế giới. Nguồn ảnh: Chosul.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản nhập biên tàu ngầm cực khủng - sử dụng công nghệ pin tiên tiến nhất thế giới. Nguồn: NN.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cac-cong-ty-quoc-phong-hang-dau-nhat-ban-nhung-cai-ten-rat-quen-1564072.html