Các công ty ở Anh phải trả chi phí chất thải bao bì theo kế hoạch mới

Theo kế hoạch mới của Bộ trưởng môi trường Anh, các công ty và nhà máy ở Anh sẽ chịu trách nhiệm pháp lý trả tiền cho việc xử lý hoặc tái chế bao bì chất thải mà họ sản xuất.

Chai và hộp nhựa trong thùng tái chế ở Manchester, Anh vào ngày 20/11/2018. Ảnh: Phil Noble

Thủ tướng Anh Theresa May đã cam kết sẽ loại bỏ rác thải nhựa vào năm 2042 khi lũ lụt gây nguy hiểm đến tính mạng ở các đại dương trên thế giới.

“Chúng tôi có thể tránh xa việc trở thành một xã hội “bỏ đi”, đến một nơi mà rác thải là một nguồn tài nguyên quý giá”, ông Michael Gove, Bộ trưởng Bộ Môi trường, Nông nghiệp và các Vấn đề Nông thôn Vương quốc Anh (DEFRA) cho biết trong một tuyên bố về đề xuất xem xét kỹ hệ thống chất thải của Anh.

Chúng tôi sẽ cắt giảm sự phụ thuộc vào nhựa dùng một lần, chấm dứt sự nhầm lẫn trong tái chế hộ gia đình, giải quyết vấn đề đóng gói bằng cách yêu cầu người gây ô nhiễm phải trả tiền, và chấm dứt bê bối về kinh tế, môi trường và đạo đức về chất thải thực phẩm.

Các nhà sản xuất các mặt hàng khó tái chế như ô tô và pin sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về sản phẩm của họ, trong khi hệ thống byzantine cho tái chế hộ gia đình sẽ được đơn giản hóa để tăng tỷ lệ tái chế.

Các đề xuất trên chỉ ảnh hưởng đến Anh vì chính sách môi trường dành cho các hội đồng khu vực ở Wales, Scotland và Bắc Ireland.

Vấn đề nhựa dùng một lần đã nhức nhối hơn trong năm nay sau khi Trung Quốc từ chối nhập khẩu rác thải nhựa, khiến lãnh đạo môi trường Mỹ phải kêu gọi các nước phát triển cân nhắc lại việc sử dụng nhựa.

Hồi tháng 10/2018, Bộ trưởng tài chính Anh Philip Hammond tuyên bố kể từ tháng 4/2022, Anh sẽ đánh thuế đối với bao bì nhựa không đáp ứng ít nhất 30% yêu cầu tái chế.

Vương quốc Anh cũng muốn xử lý chất thải thực phẩm. Các siêu thị và các doanh nghiệp thực phẩm khác sẽ phải báo cáo sự dư thừa thực phẩm hàng năm và chính phủ Anh có thể tham khảo các mục tiêu bắt buộc để ngăn chặn tình trạng lãng phí thực phẩm.

“Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là ngăn chặn thực phẩm dư thừa trở thành chất thải... Con đường lý tưởng nhất là “phân phối thực phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu”, báo cáo chiến lược của Gove cho biết.

Mai ĐanTổng hợp từ Reuters

Nguồn TNMT: http://baotainguyenmoitruong.vn/kham-pha/cac-cong-ty-o-anh-phai-tra-chi-phi-chat-thai-bao-bi-theo-ke-hoach-moi-1263376.html