Các công ty Hàn Quốc rút khỏi Trung Quốc

Nguồn ảnh: Pulse Vì thị trường Trung Quốc ngày càng khó khăn, các công ty Hàn Quốc đã và đang nỗ lực thâm nhập vào thị trường khác để tìm kiếm nguồn tăng trưởng.

Nguồn ảnh: Pulse

Các công ty Hàn Quốc đang đạt được các kết quả khả quan trong chiến lược "Hậu Trung Quốc", biến cuộc khủng hoảng gây ra bởi việc Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) thành cơ hội. Trước đây, các công ty Hàn Quốc từng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc nhưng hiện nay họ đang chuyển hướng sang Ấn Độ và Brazil, những nơi có tiềm năng tăng trưởng và sức mua lớn.

Vì thị trường Trung Quốc ngày càng khó khăn, Hanwha Chemical đã và đang nỗ lực thâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Tháng 11 năm ngoái, Bộ Thương mại Trung Quốc đã điều tra chống bán phá giá việc nhập khẩu nhập khẩu polysilicon (silic đa tinh thể) từ Hanwha Chemical. Công ty này xuất khẩu 70% sản lượng polysilicon sang Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ quyết định cho phép Hanwha Chemical tiếp tục xuất khẩu sản phẩm vào nước này tùy thuộc vào kết quả điều tra được công bố vào tháng tới. Hanwah cho rằng mình không nên đặt cược toàn bộ việc kinh doanh của mình vào Trung Quốc vì vậy hãng ngay lập tức hướng đến Ấn Độ với sản phẩm CPVC mới.

Yoon Chang-hyun, giáo sư tài chính của Đại học Seoul cho biết: "Thật là bất ngờ, các công ty đã tự tìm thấy cơ hội với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao ở các thị trường mới do vấn đề THAAD. Việc Trung Quốc trả đũa nhắc nhở rằng các công ty Hàn Quốc rằng họ có thể đối mặt với những rủi ro như vậy bất cứ lúc nào vì vậy họ nên có những bước đi nhằm chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra như thế".

Hyundai Steel, nhà cung cấp thép ô tô cho Hyundai Motor, cũng tăng xuất khẩu thép ô tô cho Ấn Độ và Brazil sau cuộc khủng hoảng THAAD. Khi mẫu xe SUV nhỏ gọn của Hyundai Motor "Creta" đã trở nên phổ biến, Hyundai Steel cũng đã tổ chức một buổi triển lãm tại các quốc gia này. Tính đến cuối quý III năm nay, Hyundai Steel đã tăng xuất khẩu thép cuộn cán nguội đến Tây Nam Á lên 98.000 tấn so với 78.000 tấn một năm trước đó và lượng hàng xuất đến Trung và Nam Mỹ tăng 31,4% lên 46.000 tấn từ 35.000 tấn.

Một quan chức của Hyundai Steel cho biết: "Sau khi Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Hyundai Motor, xuất khẩu của chúng tôi sang Trung Quốc đã giảm từ quý III năm ngoái. Chính phủ Mỹ cũng tăng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm của chúng tôi nhưng chúng tôi đã khắc phục bằng cách tăng xuất khẩu sang các nước khác. Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng thêm một trung tâm chế tạo thép cho ô tô tại Ấn Độ".

LG Chem (chuyên về hóa chất) hiện đang tập trung vào thị trường châu Âu. Công ty có kế hoạch thành lập một nhà máy mới với công suất hàng năm là 100.000 chiếc pin điện (EV) ở Ba Lan và sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2018. LG Chem đã không nhận được trợ cấp cho các sản phẩm pin EV, được sản xuất tại nhà máy của công ty ở Nam Kinh như là một phần của các biện pháp trả đũa của chính phủ Trung Quốc liên quan đến vấn đề THAAD. Sản xuất của nhà máy tại Nam Kinh giảm mạnh trong năm ngoái nhưng nó đã bắt đầu hoạt động trở lại vào đầu năm nay và tái xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc. Công suất hoạt động của nhà máy sản xuất pin của LG Chem đã tăng từ 59,5% năm ngoái lên 65% vào nửa đầu năm nay.

Lee Kyung-sang, Giám đốc Nghiên cứu kinh tế tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, cho biết: "Các công ty Hàn Quốc trước đây đã quá tập trung vào Trung Quốc nhưng họ đã và đang thực hiện các chiến lược để đa dạng hóa các nước xuất khẩu sau khi vấn đề THAAD nổi lên. Các ngành công nghiệp của Hàn Quốc, vốn trước đây quá tự mãn và không quan tâm đến chiến lược "Hậu Trung Quốc", đã nâng cao khả năng của mình.

Nguồn Business Korea

Nguồn NCĐT: http://nhipcaudautu.vn/the-gioi/thi-truong-quoc-te/cac-cong-ty-han-quoc-rut-khoi-trung-quoc-3320839/