Các chuyên gia Hàn Quốc giật mình với đường bay lạ của tên lửa Triều Tiên

Tên lửa của CHDCND Triều Tiên bay qua khu vực thủ đô, tiến đến vùng biển phía Đông trong tuần này cho thấy chế độ Bình Nhưỡng đã hoàn tất việc phát triển một loại tên lửa đạn đạo đặt ra thách thức an ninh mới cho khu vực và hơn thế nữa, các chuyên gia cho biết hôm 7/8.

2 tên lửa được thử nghiệm vào thứ Ba, ngày 6/8, mang mật danh KN-24. Chúng được khai hỏa từ một sân bay quân sự ở phía Tây Nam thị trấn Kwail và bay khoảng 450 km xuyên qua bán đảo Triều Tiên trước khi phóng xuống vùng nước ngoài khơi bờ biển phía Đông.

Gọi tên vũ khí là “tên lửa điều hướng chiến thuật”, Thông tấn Trung ương CHDCND Triều Tiên (KCNA) đưa tin hôm 7/8 rằng chúng bay qua khu vực thủ đô và miền Trung nước này để đánh phá chính xác mục tiêu giả định kẻ thù trên vùng biển phía Đông.

Thực hiện một vụ thử tên lửa bay qua vùng trời khu vực đông dân cư là điều khá bất thường, theo các chuyên gia. Các tên lửa bay xuyên qua bầu trời gần Bình Nhưỡng và thành phố cảng Nampo ở độ cao 37 km và vận tốc nhanh gấp 6,9 lần vận tốc âm thanh.

Tên lửa mới của Triều Tiên có đường bay "kỳ lạ". Ảnh: Yonhap

Tên lửa mới của Triều Tiên có đường bay "kỳ lạ". Ảnh: Yonhap

“Vì CHDCND Triều Tiên đã cho được tên lửa bay qua khu vực thủ đô, mục đích chính của vụ thử vũ khí mới nhất dường như để xác định độ tin cậy của vũ khí mới và thể hiện sức mạnh quân sự,” Kim Dong-yup, giáo sư Viện khoa học Viễn Đông trực thuộc Đại học Kyungnam bình luận.

“Dường như đây là giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, và sẽ không mất bao lâu trước khi tên lửa được đưa vào hoạt động hoàn toàn,” ông cho biết thêm.

Đưa tin về vụ thử, KCNA cũng cho biết “vụ thử thành công xác nhận rõ ràng độ tin cậy, an toàn và khả năng chiến đấu của vũ khí điều hướng chiến lược mới.”

Các bức ảnh chụp Chủ tịch Kim Jong-un cùng với giới chức Đảng Lao động và Quân đội Nhân dân Triều Tiên, bao gồm Ri Yong-gil, Tổng tư lệnh Quân đội, và nguyên Thủ tướng Pak Pong-ju cũng chỉ ra CHDCND Triều Tiên đã hoàn tất việc phát triển vũ khí mới.

CHDCND Triều Tiên lần đầu công bố KN-23 trong một buổi lễ diễu binh vào tháng 2/2018 và thử nghiệm nó lần đầu tiên vào ngày 4/5/2019 khi nước này khôi phục các vụ thử vũ khí lớn sau 17 tháng “đóng băng”.

Kể từ đó, Bình Nhưỡng đã thực hiện 3 lần bắn thử tên lửa vào các ngày 9/5, 25/7 và 6/8 bằng cách điều chỉnh tầm bay và độ cao, theo các quan chức quân đội Hàn Quốc.

Các tên lửa lần lượt bay được khoảng 240 đến 600 km, với độ cao tối đa 37 và 50 km.

Hàng loạt vụ thử tên lửa trong các tuần gần đây dường như được thiết lập để “đưa tên lửa vào hoạt động đầy đủ,” Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton phát biểu trên Kênh truyền hình Fox News hôm 6/8.

CHDCND Triều Tiên cũng phóng 2 tên lửa tương tự vào các ngày 31/7 và 2/8 ra ngoài khơi bờ biển phía Đông, theo Hội đồng Liên quân Hàn Quốc (JCS). Nhưng Bình Nhưỡng cho biết các vụ phóng có liên quan đến “hệ thống pháo phóng loạt cỡ nóng lớn vừa mới được phát triển.”

Các vụ thử KN-23 cho thấy tên lửa có thể đặt toàn bộ bán đảo Triều Tiên trong tầm bắn, theo các chuyên gia quân sự Hàn Quốc.

“Bình Nhưỡng dường như thiết kế tên lửa có tầm bắn tối đa khoảng 700 km, và có thể điều chỉnh trọng lượng đầu đạn,” giáo sư Kim cho biết.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un giám sát các vụ thủ vũ khí. Ảnh: KCNA

Sân bay sự Kwail chỉ cách căn cứ quân đội quan trọng nhất của Hàn Quốc ở Cheongju là nơi máy bay chiến đấu tàng hình F-35A đồn trú khoảng 300 km, trong khi căn cứ Seongju có hệ thống phòng vệ tên lửa hiện đại THAAD chỉ cách khoảng 400 km.

“Bằng cách bắn tên lửa từ khu vực phía Tây, khác biệt so với các khu vực trước đây thường từ phía Đông, CHDCND Triều Tiên dường như tối đa hóa thông điệp gửi đến Hàn Quốc và Mỹ,” Kim Yeoul-soo, giảng viện Học viện Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Sau khi quan sát các vụ phóng mới nhất, Chủ tịch Kim Jong-un tuyên bố hành động quân sự “truyền đi thông điệp cứng rắn đến “cuộc tập trận quân sự chung giữa Seoul và Washington.”

Nếu được bắn từ Wonsan, một thị trấn duyên hải phía Đông, tên lửa mới có thể vươn đến các khu vực của Nhật Bản, Fukuoka và Hiroshima, ông Kim cho biết thêm.

CHDCND Triều Tiên đã có các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud-B/C/ER với tầm bắn lên đến 700 km.

Điều gây lo ngại về vũ khí mới là quỹ đạo phẳng và phức tạp của nó có thể gây khó khăn cho việc phát hiện và đánh chặn, các chuyên gia lưu ý.

Sau vụ thử ngày 25/7, JCS xác nhận tên lửa thể hiện quỹ đạo phức tạp, khác biệt so với đường parabol thường thấy vì vũ khí thực hiện “thao tác kéo lên” ở giai đoạn cuối khiến radar Hàn Quốc khó phát hiện toàn vẹn, theo các chuyên gia.

Một số chuyên gia chỉ ra KN-23 có thể vô hiệu hệ thống THAAD được thiết kế chỉ nhằm bắn mục tiêu bay cao hơn 50 km.

Tuy nhiên, để chống lại sự phóng đại về mối đe dọa, Quân đội Hàn Quốc khẳng định hệ thống tên lửa có khả năng đối phó với vũ khí của CHDCND Triều Tiên, trong khi tuyên bố tăng cường khả năng chống lại mối đe dọa tên lửa từ Bình Nhưỡng.

“Loại tên lửa tầm ngắn được thử nghiệm gần đây nằm trong tầm đánh chặn của tài sản chúng ta…Và động tác kéo lên không có gì mới, vì chúng ta đã phát triển và khai thác công nghệ liên quan đảm bảo độ chính xác cao hơn nhiều,” Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyedong-doo phát biểu trong một cuộc họp quân đội hôm 31/7.

Phạm Trúc

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/cac-chuyen-gia-han-quoc-giat-minh-voi-duong-bay-la-cua-ten-lua-trieu-tien-73964.html