'Các chim ưng của Trump' bổ xuống Vùng Cực đuổi gấu Nga

Tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman đang vào Vùng biển Bắc Cực.

Xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết và phỏng vấn các chuyên gia của phóng viên Andrey Polunhin về một sự kiện đã được phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin và bình luận nhiều- tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman sẽ tham gia cuộc tập trận chung NATO tại vùng biển Bắc Cực. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 22/10/2018.

Trên ảnh: tàu sân bay hạt nhân Hải quân Mỹ �Harry Truman � (Ảnh: PA Images/TASS)

I. Phần dẫn của phóng viên Andrey Polunhin

Cơ quan báo chí Lầu Năm Góc thông báo : Tàu sân bay Hải quân Mỹ USS Harry S. Truman đang tiến về phía Bắc Cực. Ngày 25/10/2018 tới, tàu này sẽ tham gia vào cuộc tập trận NATO “Trident Juncture 18” tại vùng biển Bắc Cực đến ngày 7/11.

50.000 quân nhân từ 30 nước NATO, theo kịch bản tập trận, sẽ “chiến đấu để bảo vệ Na Uy trước một cuộc tấn công xâm lược của “một nước lớn”.

Xin được nhắc lại, lần tàu sân bay Mỹ đi vào vùng biển Bắc Cực gần đây nhất- tận từ năm 1991- chiếc tàu sân bay lúc đó là tàu USS America (tham gia cuộc tập trận North Star 91-ND).

Chỉ huy tàu USS Harry S. Truman Nick Dienna tuyên bố: “Đã gần 30 năm nay không quân hải quân chưa hoạt động trong những điều kiện như vậy (Bắc Cực), và bất chấp thời tiết xấu, các thành viên thủy thủ đoàn sẽ chứng minh rằng chiếc tàu này có thể tận dụng hết mọi khả năng của mình ở bất cứ điểm nào trên thế giới”.

Các động thái trên của Mỹ chứng tỏ một điều duy nhất: Mỹ đã quyết định thực hiện chính sách quân sự hóa Vùng Cực và không hề có ý định từ bỏ chính sách này.

Ngay từ năm 2009, Chính quyền Barak Obama đã thông qua “Lộ trình Vùng Cực” của Hải quân Mỹ với một trong những nội dung là tăng số lượng các chiến dịch biển tại khu vực Vùng Cực.

Năm 2013, Lầu Năm Góc lại công bố Chiến lược Vùng Cực đặc biệt. Học thuyết ( chiến lược) này xác định Hải quân Mỹ chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc tập trận phô trương sức mạnh để đáp trả âm mưu của bất kỳ quốc gia nào muốn hạn chế việc qua lại của các tàu quân sự và tàu thương mại Mỹ trên các vùng biển Bắc Cực.

Ngoài ra, trong các kế hoạch của Lầu Năm Góc còn có một nội dung quan trọng nữa- hoàn thiện kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch tác chiến trong các điều kiện Vùng Cực.

Bộ Tư lệnh Mỹ dự báo rằng những kỹ năng đó có thể sẽ rất có ích cho các Lực lượng vũ trang Mỹ trước năm 2030- để bảo vệ các lợi ích của Mỹ ở Vùng Cực.

Xin nhấn mạnh, tại Vùng Cực có một trữ lượng nhiên liệu khổng lồ. Trong điều kiện hiện nay, khai thác nguồn tài nguyên này chưa mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, cùng với sự hoàn thiện công nghệ và sự nóng lên toàn cầu thì những nguồn tài nguyên tại Vùng Cực sẽ có thể khai thác thương mại trong tương lai không xa.

Theo các số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò được tại khu vực này lên tới 100 tỷ tấn, còn khí đốt tự nhiên- 50 nghìn tỷ mét khối.

Thêm nữa, sự cạnh tranh giành Vùng Cực không chỉ hạn chế ở việc chiếm hữu và khai thác nguồn tài nguyên. Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ dẫn tới việc Con đường biển Phương Bắc hiện đang do Nga kiểm soát sẽ trở thành tuyến giao thông chủ yếu từ Châu Á sang Châu Âu bới vì nó là tuyến đường ngắn nhất.

Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với Mỹ là nước này thiếu các tàu nổi lớp tàu phá băng. Trong trang bị của Lực lượng bảo vệ bờ của Mỹ chỉ có duy nhất một tàu phá băng hạng nặng “Ngôi sao Vùng Cực” được đóng từ 40 năm trước đây.

Kết quả là người Mỹ phải tự bằng lòng với chỉ các tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động ở Bắc Băng Dương. Tuy vậy, điều đó cũng không ngăn được Mỹ tìm kiếm vị thể thống trị trên Vùng Cực.

Trong những điều kiện như vậy, Nga buộc phải tăng cường tiềm lực của mình tại khu vực. Đến cuối năm 2014, theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, Bộ Quốc phòng Nga đã thành lập một cơ cấu tổ chức mới- đó là Bộ Tư lệnh chiến lược thống nhất “Phương Bắc” có trong biên chế cả các đơn vị không quân, phòng không và lục quân.

Tháng 8 năm đó, tổ hợp tên lửa bờ “Bastion” mới được đưa vào trang bị cho cụm quân chiến thuật Hạm đội Biển Bắc đã tiến hành nhiều lần bắn huấn luyện tại Vùng Cực Bắc. Ngày 9/10/2014, cụm quân Vùng Cực của Hạm đội Biển Bắc trong đó có tàu chống ngầm cỡ lớn “Phó đô đốc Kulakov” đã cùng các đơn vị Bộ đội biên phòng tiến hành các cuộc tập trận trên vùng biển Barents.

Cuộc tập trận này kết thúc bằng chuyến hành trình trên vùng biển Bắc Cực của các tàu thuộc Hạm đội Biển Bắc- các tàu này đã thực hiện một hải trình dài hơn 9.000 hải lý.

Các trận chiến tranh giành Vùng Cực sẽ diễn ra như thế nào, liệu Mỹ có đẩy đuổi được chúng ta (Nga) ra khỏi khu vực này không?

II. Phầnphỏngvấncácchuyêngia

1/ ViệnsỹViệnHànlâmcácvấn đ địachínhtrị, nguyênChủnhiệmTổngcụchợptácquânsựquốctếBộQuốcphòngNga, ThượngtướngLeonhidIvanshov

Trên không gian toàn cầu chỉ còn ba (3) khu vực còn tài nguyên: đó là Vùng Cực, một nơi nữa có ít tài nguyên hơn một chút là Afganistan và Nam Cực.

Tôi xin nói rõ, hiện nay người Mỹ đang thống trị Afganistan. Điều quan trọng nhất đối với họ tại Afganistan- đó là kiểm soát các mỏ Urani, bởi vì Urani-235 hiện nay đang trong tình trạng khủng hoảng thiếu trầm trọng.

Còn các nguồn tài nguyên nhiên liệu và các kim loại hiếm khác lại tập trung ở Vùng Cực. Và hiện nay, có thể nói không ngoa rằng đang diễn ra một chiến toàn cầu tranh giành nguồn tài nguyên tại Vùng Cực

Người Mỹ không chỉ đang đẩy đuổi Nga ra khỏi khu vực này, họ còn ép Canada, Na Uy và các nước Phương Bắc khác phụ thuộc vào họ (Mỹ).

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/cac-chim-ung-cua-trump-bo-xuong-vung-cuc-duoi-gau-nga-3367873/