Cà tím: Thực phẩm ngừa ung thư, chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Không chỉ ngừa ung thư, điều trị viêm loét dạ dày mà cà tím còn có tác dụng giảm cân, tốt cho tim mạch, kiểm soát đường trong máu.

Cà tím là một loại thực phẩm quen thuộc được sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau nhờ vào hương vị thơm, ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Sự xuất hiện của anthocyanin trong cà tím có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, cà tím còn chứa nhiều nasunin, một hợp chất được biết là có khả năng cải thiện lưu lượng máu đến não.

Nhờ vào hàm lượng nước cao nên cà tím còn được coi là phương thuốc tự nhiên lợi tiểu, nhuận tràng tự nhiên. Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như B1, B2, B3, B6, kẽm, phốt pho, sắt, canxi.

Theo tạp chí Medical News Today, trong 100g cà tím đã nấu chín có chứa khoảng 35 calo; 2,5g chất xơ; 6mg canxi; 188mg kali; 1,3g vitamin C; 11mg magiê; 14 mcg folate; 2,9mcg vitamin K… và chất chống oxy hóa. Cà tím có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như hấp, nướng, xào, luộc nhưng hấp lại là cách bảo toàn được hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất.

Lợi ích cà tím mang lại cho sức khoẻGiảm nguy cơ mắc bệnh tim

Chất chống oxy hóa trong cà tím có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh minh họa: Internet

Theo một số nghiên cứu, các chất chống oxy hóa trong cà tím có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tiêu thụ cà tím thường xuyên sẽ làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính, sự gia tăng những chất này trong cơ thể là những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Cà tím chứa nhiều chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu đường trong cơ thể. Sự hấp thu chậm này giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu dinh dưỡng nói rằng, sự hiện diện của polyphenol trong cà có thể giảm sự hấp thụ đường và tăng tiết insulin.

Kiểm soát cân nặng

Sự hiện diện của chất xơ trong cà tím khiến dạ dày no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Hàm lượng chất xơ cao, ít calo làm cho chúng trở thành một thực phẩm hoàn hảo để thêm vào thực đơn giảm cân.

Ngừa ung thư

Trong cà tím có chứa đến 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống ung thư hữu hiệu. Ảnh minh họa: Internet

Trong cà tím có chứa đến 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống ung thư hữu hiệu. Ngoài ra, nó còn có nhiều solasodine rhamnosyl glycosides, chất chống oxy hóa thực vật nasunin giúp hỗ trợ điều trị ung thư.

Một số cách chế biến cà tím tốt cho sức khoẻGiảm cân

Cà tím, củ cải xắt nhỏ theo tỉ lệ 1:1 và 1 lát dứa. Tất cả cho vào máy xay sinh tố cùng 1 chút nước lọc. Chắt lấy nước hỗn hợp vừa thu được và uống trước khi ăn sáng để mang lại tác dụng giảm cân nhanh chóng.

Giảm chất béo

Nước ép cà tím, dưa chuột có tác dụng giảm chất béo trung tính. Ảnh minh họa: Internet

Cắt nhỏ ½ trái cà tím cùng 1 trái dưa chuột. Cho hỗn hợp đã cắt nhỏ bỏ vào máy xay với 1 chút nước lọc. Lọc lấy nước, bỏ cặn để uống trước bữa sáng, liên tục trong 15 ngày. Hỗn hợp nước ép cà tím và dưa chuột có khả năng giảm chất béo trung tính trong cơ thể hiệu quả.

Chữa viêm loét dạ dày

Cà tím, rong biển sấy khô, xay thành bột rồi bảo quản kĩ trong hũ thủy tinh. Hàng ngày, lấy 1 muỗng cà phê bột rong biển, thêm vào 1 chút muối và 2 thìa bột cà tím. Pha loãng hỗn hợp bằng nửa cốc nước ấm và uống 1 lần trong ngày khi dạ dày rỗng.

Phù Dung

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/ca-tim-thuc-pham-ngua-ung-thu-chua-viem-loet-da-day-hieu-qua-c9a297310.html