Cả thế giới bước vào năm 2020 ra sao?

Các quốc gia trên thế giới tưng bừng đón năm mới 2020 với màn trình diễn pháo hoa lung linh cùng mong ước một năm thành công rực rỡ.

Các quốc đảo Samoa, Tonga và Kiribati ở châu Đại Dương là những nơi bước sang năm mới 2020 đầu tiên trên thế giới vào 0h ngày 1/1 (17h ngày 31/12 giờ Hà Nội), do nằm ở múi giờ GMT +14. Ở Samoa, người dân chào mừng năm mới với màn bắn pháo hoa, biểu diễn múa lửa và các điệu nhảy truyền thống. Sau đó 15 phút, quần đảo Chatham của New Zealand sẽ bước sang 2020. (Ảnh: Twitter/@ChuckTaylorz89)

Các quốc đảo Samoa, Tonga và Kiribati ở châu Đại Dương là những nơi bước sang năm mới 2020 đầu tiên trên thế giới vào 0h ngày 1/1 (17h ngày 31/12 giờ Hà Nội), do nằm ở múi giờ GMT +14. Ở Samoa, người dân chào mừng năm mới với màn bắn pháo hoa, biểu diễn múa lửa và các điệu nhảy truyền thống. Sau đó 15 phút, quần đảo Chatham của New Zealand sẽ bước sang 2020. (Ảnh: Twitter/@ChuckTaylorz89)

Hàng nghìn người đã tập trung tại Tháp Sky cao 328 mét ở Auckland, New Zealand để thưởng thức màn bắn pháo hoa lung linh và trình diễn đèn laser đầy màu sắc trên bầu trời. Để chào mừng 2020, Tháp Sky đã được thắp sáng bằng 3.500 hiệu ứng với hai tấn thiết bị cùng 14 km cáp. (Ảnh: Nzherald)

Người dân New Zealand vui mừng trước thời khắc năm mới 2020 bắt đầu. (Ảnh: AFP)

Một gia đình ngắm pháo hoa chúc mừng năm mới 2020 ở Rotorua. (Ảnh: Nzherald)

Australia bước vào năm mới 2020 với màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời ở Cầu cảng Sydney. Ước tính có hơn một triệu người tới chiêm ngưỡng.

Như vậy, Sydney vẫn tổ chức bắn pháo hoa bất chấp lời kêu gọi hủy bỏ hoạt động giữa khủng hoảng cháy rừng.

Australia đang trải qua những ngày nóng kỷ lục với hàng trăm vụ cháy rừng ở nhiều bang. Trước đó, 260.000 người ký vào đơn kiến nghị yêu cầu hủy bỏ chương trình bắn pháo hoa chào năm mới để lấy ngân sách phục vụ chống cháy rừng.

Lễ hội mừng năm mới được tổ chức quy mô tại trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Chương trình được phát trực tiếp trên truyền hình, người dân còn được thưởng thức ca nhạc ngoài trời và màn biểu diễn ánh sáng. Đây là năm thứ hai liên tiếp sự kiện được tổ chức.

Tại Nhật Bản, sau khi tham gia lễ hội đếm ngược ở thủ đô Tokyo, người dân sẽ đổ về các chùa chiền để cầu an.

Hàng nghìn người tập trung tại giao lộ Shibuya, Tokyo đón năm mới. (Ảnh: Reuters)

Nhiều ngôi chùa ở Nhật Bản thắp sáng lung linh, chào đón người dân đến cầu nguyện cho năm mới tốt lành.

Nhật Bản chuyển sang ăn Tết Dương lịch từ khá lâu. Đây cũng là kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân nước này.

Cùng với Nhật Bản và Triều Tiên, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia châu Á đầu tiên đón năm mới.

Người dân Hàn Quốc chụp ảnh kỷ niệm, đi lễ chùa và ra bờ biển ngắm pháo hoa.

Không khí đón năm mới tại xứ sở kim chi cũng lung linh và ấm áp.

Màn trình diễn pháo hoa ở Vịnh Marina, Singapore. (Ảnh: Reuters)

Người dân dự lễ hội năm mới ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong khi đó, Hong Kong hủy bắn pháo hoa vì nguy cơ biểu tình. Thay vào đó, hòn đảo này đón năm mới bằng màn trình diễn ánh sáng.

Pháo hoa mừng năm mới tại tháp đôi Petronas ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. (Ảnh: Reuters)

Người dân chào đón năm mới trong bữa tiệc giao thừa ở thành phố Quezon, Manila, Philippines ngày 1/1/2020. (Ảnh: Reuters)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/ca-the-gioi-buoc-vao-nam-2020-ra-sao-95898.html