Ca mổ sử dụng khí Ether gây mê đầu tiên trong lịch sử

Trong thành phố nhỏ Jefferson (tiểu bang Georgia, một nơi nằm cách Đại học Georgia khoảng 20 dặm), có một bác sĩ trẻ tên là Crawford Williamson Long, 26 tuổi, đã loại bỏ khối u từ cổ của một bệnh nhân nam tên là James Venable trong khi Venable được gây mê bằng khí Ether. Đó là ngày 30-3-1842.

Hơn 4 năm sau đó, tại thành phố Boston (tiểu bang Massachusetts) vào ngày 16-10-1846, một vị nha sĩ tên là Thomas Morton đã sử dụng khí Ether trong thời gian ông làm bác sĩ gây mê; hay bác sĩ John Warren, một bác sĩ giải phẫu tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston đã thực hiện ca mổ trên cổ bệnh nhân.

Gian lận y khoa

Trong suốt nhiều năm, bệnh viện đa khoa Massachusetts đã được xưng tụng là "Mái vòm Ether" ý ám chỉ đến việc thực hiện ca phẫu thuật bằng khí ether đầu tiên trên nước Mỹ và thế giới. Một nhà tài trợ đã trao tiền cho thành phố Boston để dựng nên "Đài kỷ niệm Ether" vào năm 1868.

Và trong suốt nhiều năm, các sử gia y khoa đã ghi nhận tên tuổi của nha sĩ Thomas Morton là người đầu tiên trên thế giới dùng khí ether để gây mê cho bệnh nhân. Song sự thật lại khác. Bác sĩ Crawford Williamson Long mới chính xác là người đầu tiên nhận được danh hiệu đó.

Suốt nhiều năm, Thomas Morton đã tự lăng xê bản thân mình để Quốc hội Hoa Kỳ công nhận "khám phá" của Morton và trao cho ông một số tiền thưởng. Morton đã cố gắng cải trang khí Ether của mình bằng các chất tạo mùi và tạo màu và đặt cho nó một cái tên khác là "Letheon" (cái tên có trong thần thoại Hy Lạp cổ đại nói về một dòng sông mang sự lãng quên), trong một nỗ lực không thành công khi ông muốn được công nhận bằng sáng chế về "phát minh" của mình.

Và rất nhanh chóng, người ta đã lật tẩy "mánh" của Thomas Morton, chứng minh rằng "Letheon" không phải gì xa lạ mà chính là Ether, một thứ vốn nổi tiếng và được công chúng chứng thực.

"Tôi (Roger K. Thomas, tác giả bài viết, giáo sư danh dự về Khoa học thần kinh hành vi, Đại học Georgia) trở nên quan tâm đến câu chuyện của Crawford Williamson Long và khí Ether trong thời gian tôi đang giảng dạy về "Lịch sử tâm lý học" trong một tòa nhà của Đại học Georgia nơi có dựng một tượng đài nhỏ về người khám phá ra khí Ether gây mê của Williamson Long. Cuốn sách giáo khoa mà tôi đang sử dụng không đề cập tới Williamson Long mà là Thomas Morton ở Boston. Tự nhiên nó đã khơi gợi sự tò mò trong tôi, và tôi đã quan tâm đến cái tên Williamson Long kể từ đó.

Trong khi phần lớn các học giả đều được cảnh báo về xuất bản hoặc triệt tiêu, nhưng trường hợp của Williamson Long là một minh chứng sống động về xuất bản khi nó "để quên" tác giả thật trong lịch sử. Wiiliamson Long đã trì hoãn trong suốt 7 năm vì một điều mà ông cho nó là lý do tốt: ông muốn Thomas Morton phải "sám hối" về việc dựng chuyện của mình".

Phát minh lớn, công bố muộn

Vào đầu thế kỷ 19, chỉ có vài lựa chọn cho việc phẫu thuật không đau. Nghệ thuật thôi miên đã được sử dụng, và một số trường y đã đưa ra các hướng dẫn cho bác sĩ để thôi miên bệnh nhân. Tuy nhiên, chủ nghĩa thôi miên không được xem là đáng tin cậy. Do vậy, việc phát hiện ra thứ gì đó có thể ngăn chặn cơn đau khủng khiếp trong lúc giải phẫu đã được ngợi ca là "sự màu nhiệm y học".

Chân dung bác sĩ Crawford Williamson Long (1815-1878), người sử dụng khí Ether để gây mê cho bệnh nhân khi mổ.

Chân dung bác sĩ Crawford Williamson Long (1815-1878), người sử dụng khí Ether để gây mê cho bệnh nhân khi mổ.

Sau khi Williamson Long lấy được tấm bằng cử nhân tại Đại học Georgia, chàng sinh viên trẻ đã học việc tại chỗ của bác sĩ George Grant ở Jefferson. Khi đó, Williamson Long đã theo học y tại Đại học Transylvania (Lexington Kentucky) và Đại học Pennsylvania.

Sau khi có thêm kinh nghiệm phẫu thuật tại thành phố New York, bác sĩ Williamson Long định tham gia vào hải quân Hoa Kỳ với tư cách bác sĩ phẫu thuật. Tuy nhiên, người cha của bác sĩ Wiliamson Long đã thuyết phục con trai quay trở lại Georgia vì thế Long đã đến học việc tại chỗ bác sĩ Grant ở Jefferson.

Thật ra thì bác sĩ Williamson Long đã sớm có ý tưởng dùng Ether để gây mê vào năm 1842, và bệnh nhân James Venable có lẽ đã được thuyết phục để thử dùng nó bởi vì cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều dùng Ether vào các mục đích giải trí tại thời điểm đó, họ gọi nó là "Ether tự sướng". Cả các bác sĩ và dược sĩ đều dùng loại Ether này ở dạng hít, nhưng không đến mức bất tỉnh nhân sự.

Bác sĩ Williamson Long quan sát và nhận thấy rằng những người sau khi hít Ether thì khi bị ngã thường không đau như với người không hít Ether. Ca mổ của bác sĩ Williamson Long trên bệnh nhân James Venable đã thành công mỹ mãn, nhưng bác sĩ Long quyết định không công bố nó cho tờ Thời báo mổ và y học miền Nam (SMSJ) cho mãi tới năm 1849.

Năm 1912, bác sĩ nổi tiếng Sir William Osler đã được ghi nhận về việc giúp đỡ để tạo ra các thức giáo dục học y hiện đại, viết rằng: "Bác sĩ Williamson Long ở tiểu bang Georgia đã cho bệnh nhân hít một thứ chất lỏng bay hơi cho đến khi người bệnh rơi vào mê man và ông đã thực hiện các ca mổ trong khi bệnh nhân đang như thế; và cho mãi đến ngày 16-10-1846, tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, nha sĩ Thomas Morton trong lúc ở phòng mổ đã cho bệnh nhân hít ether để rơi vào mê man tiến tới thực hiện ca mổ gây mê". Năm 1997, ông V.C. Saied viết: "Rõ ràng là bác sĩ Crawford Williamson Long ở Jefferson (Georgia) đã dùng Ether để gây mê vào năm 1842, tức phải 4 năm sau đó thì nha sĩ Thomas Morton mới công bố về việc dùng Ether gây mê của mình.

7 năm trì hoãn việc công bố khám phá khí Ether của bác sĩ Williamson Long đã khiến giới sử gia bị hiểu nhầm. Cuối cùng khi công bố khám phá của mình vào năm 1849, bác sĩ Williamson Long đã trích dẫn ra 3 lý do để giải thích cho sự trì hoãn của mình:

Thứ nhất, ông khẳng định rằng mình không hề tin vào thôi miên và cần thêm những chứng cứ để chắc chắn rằng bệnh nhân không tự thôi miên. Trong thực tế trên cả nước Mỹ, phải mất vài năm mới thu thập đủ bằng chứng.

Thứ 2, khi bác sĩ Long đọc tuyên bố rằng nha sĩ Thomas Morton là người đầu tiên dùng khí Ether, ông cảm thấy mình phải cần thêm thời gian để tìm xem liệu còn có những tuyên bố kiểu như Morton nữa hay không.

Thứ 3, bác sĩ Long đã tích lũy đủ các trường hợp. Trong một trường hợp, 3 khối u của một bệnh nhân đã được lấy ra trong cùng ngày, trong đó khối u 1 và 3 lấy ra khỏi cơ thể mà không dùng Ether, còn khối u thứ 2 có dùng Ether và bệnh nhân không có cảm giác đau đớn.

Hải Thanh (tổng hợp)

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/khoa-hoc-ky-thuat-hinh-su/ca-mo-su-dung-khi-ether-gay-me-dau-tien-trong-lich-su-540572/