Cá mập voi khủng mắc cạn ở bờ biển Indonesia: Loài nguy cấp!

Một con cá mập voi dài 5,8m đã chết sau 2 lần mắc cạn ở bờ biển Kincie, Indonesia dù được giải cứu. Cá mập voi được phân loại 'nguy cấp trong Sách Đỏ.

Theo lời kể của ngư dân địa phương, con cá mập voi dài 5,8m lần đầu trôi dạt bờ biển Kincie, Indonesia vào ngày 24/5. Ngay sau khi phát hiện sự việc, người dân nhanh chóng kéo con vật ra biển để nó trở lại môi trường tự nhiên.

Theo lời kể của ngư dân địa phương, con cá mập voi dài 5,8m lần đầu trôi dạt bờ biển Kincie, Indonesia vào ngày 24/5. Ngay sau khi phát hiện sự việc, người dân nhanh chóng kéo con vật ra biển để nó trở lại môi trường tự nhiên.

Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, con cá mập voi trên mắc cạn một lần nữa. Lần này con vật chết bất chấp các nỗ lực giải cứu của giới chức trách và ngư dân.

Người đứng đầu Trung tâm Quản lý Tài nguyên Biển và Bờ biển Padang, Mudatstsir thông tin việc di dời xác cá mập voi dài 5,8m và nặng 1,8 tấn bị cản trở do thiết bị hạn chế. Vì vậy, các chuyên gia phải cắt xác con vật khổng lồ thành nhiều mảnh.

Mudatstsir cho biết thêm rằng có 2 nguyên nhân phổ biến khiến cá mập voi mắc cạn, trôi dạt vào bờ gồm: mải đuổi theo con mồi vào vùng nước nông mà không nhận ra nguy hiểm; bị sóng mạnh cuốn tới bờ biển.

Cá mập voi (Rhincodon typus) là động vật có xương sống không có vú lớn nhất còn sống trên Trái đất.

Cá thể cá mập voi trưởng thành có thể phát triển chiều dài cơ thể từ 8 - 14,5m. Một số con có thể dài tới 18m và nặng khoảng 15 tấn.

Theo các chuyên gia, cá mập voi thường xuất hiện ở vùng nước mặt thoáng trên các đại dương nhiệt đới. Chúng hiếm khi có mặt ở những vùng nước có nhiệt độ dưới 21 độ C.

Ước tính, tuổi thọ của cá mập voi là từ 80 - 130 năm. Theo đó, chúng nằm trong danh sách những loài động vật sống thọ nhất thế giới.

Cá mập voi chủ yếu ăn sinh vật phù du và cá nhỏ. Chúng không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với con người.

Hiện cá mập voi được phân loại "nguy cấp" trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Mời độc giả xem video: Cá mập xuất hiện tại vùng nước ngọt ở An Giang. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ca-map-voi-khung-mac-can-o-bo-bien-indonesia-loai-nguy-cap-1705702.html