Cá đồng tính và câu chuyện phía sau

Liệu câu chuyện đó có đúng hay không về loài cá đồng tính?

Vào ngày 18/8 vừa qua, Giáo sư Ahmad Zaharin Aris thuộc Đại học Putra, Malaysia đã đưa ra một cảnh báo với giới truyền thông rằng người Malaysia đang phải đối mặt với một mối đe dọa bắt nguồn từ việc ô nhiễm các con sông tại nước này.

Và sự ô nhiễm nguồn nước khiến những con cá nơi đây trở thành cá đồng tính!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên nhân được giáo sư cho hay xuất phát từ chất thải hóa học gây rối loạn nội tiết (EDCs) đến từ ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm như chất khử mùi, chất tẩy rửa và thuốc thải trực tiếp vào dòng sông.

Khi tiếp xúc với chất thải đó, những con cá sẽ thay đổi xu hướng hấp dẫn tình dục: Cá đực thích cá đực, cá cái thích cá cái.

Và điều gây chấn động là nếu con người đánh bắt và ăn những chú cá ấy thì họ cũng trở thành đồng tính luôn!

Khi phát ngôn này được đưa ra, dư luận đã nổi sóng, đa phần quan điểm phản bác lại giáo sư bởi đó giống như là một sự kỳ thị.

Thế nhưng, việc ông "tiên tri" con người ăn cá và trở nên đồng tính thực chất chỉ là cách để ông phản ánh tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề ở Malaysia khiến cho bang Selangor bị cắt nước, 6.000 người khác ở thị trấn công nghiệp Pasir Gudang bị nhiễm bệnh!

Sự so sánh ấy có vẻ không vui chút nào!

Phát ngôn của Giáo sư Ahmad Zaharin Aris còn được cho là tương tự với vụ án liên quan đến Alex Jones - nhà lý luận thuyết âm mưu khét tiếng người Mỹ nói trên đài NBC News vào năm 2010 rằng: "Nguyên nhân của việc có quá nhiều người đồng tính hiện nay là do hoạt động chiến tranh hóa học của chính phủ. Và tôi có tài liệu bằng chứng, trong đó nói rằng họ sẽ khuyến khích đồng tính luyến ái bằng hóa chất để mọi người không có con".

Quay trở lại thông tin về những con cá "đồng tính" tại Malaysia.

Thực chất, đây dẫu là một cuộc nghiên cứu khoa học đàng hoàng nhưng nó vẫn không đủ bằng chứng để chứng minh việc ăn cá đồng tính thì con người cũng sẽ trở nên đồng tính hay không và chính xác hơn là những tác động của các EDCs tới con người vẫn chưa có cơ sở xác thực.

Theo lời của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), trong hai thập kỷ qua đã có nhiều vấn đề được đặt ra về sự tác động của các chất thải hóa học trong môi trường ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của động vật và cả con người.

Tuy nhiên, qua các cuộc nghiên cứu và thử nghiệm, việc động vật hoang dã bị ảnh hưởng là có thật, còn riêng đối với con người vẫn chưa có đủ bằng chứng.

Minh Anh (Nguồn: Mirror)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ca-dong-tinh-va-cau-chuyen-phia-sau-a446016.html