Bút tích của các tác giả nổi tiếng

Dưới đây là nét chữ, bút tích còn lưu lại của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Huy Cận, Kim Lân, Bùi Giáng.

 Bút tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Là một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới, Huy Cận nổi danh từ tập Lửa thiêng năm 1940. Các sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng Tháng Tám mang nét buồn đau và sầu não. Trong khi đó, các sáng tác sau Cách mạng Tháng Tám của ông lại có nhiều nét tươi sáng, vui vẻ.

Bút tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Là một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới, Huy Cận nổi danh từ tập Lửa thiêng năm 1940. Các sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng Tháng Tám mang nét buồn đau và sầu não. Trong khi đó, các sáng tác sau Cách mạng Tháng Tám của ông lại có nhiều nét tươi sáng, vui vẻ.

Bút tích bản viết tay bài thơ Chia của thi sĩ Bùi Giáng. Bùi Giáng là nhà thơ, dịch giả và nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng. Ông có rất nhiều bút danh như Trung niên thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng... Thơ của Bùi Giáng mang phong cách lãng mạn, nhẹ nhàng và hóm hỉnh.

Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu. Ông là nhà thơ nổi tiếng phong cách trào phúng. Tú Mỡ đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền thi ca Việt Nam. Trong suốt thời gian cầm bút, Tú Mỡ đã sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hơn 900 bài thơ, nhiều vở chèo, bài nghiên cứu và tiểu luận.

Bút tích bài thơ Mắt người Sơn Tây của Quang Dũng. Tác giả của bài thơ nổi tiếng Tây Tiến - Quang Dũng là một nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ. Ông nổi danh sau Cách mạng Tháng Tám với những sáng tác thơ đậm nét hào hùng, bi tráng và lãng mạn.

Bút tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những người tiên phong cho phong trào Thơ mới. Ông đồ lần đầu được in trên báo Tinh hoa năm 1936. Tác phẩm xuất sắc này của Vũ Đình Liên cũng được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và trở thành bài thơ thân quen với nhiều thế hệ học trò.

Những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu luôn nhuốm màu cuộc sống thường nhật, mang theo nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc. Văn phong của ông bình dị, gần gũi, để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả. Nguyễn Minh Châu là tác giả có nhiều ảnh hưởng quan trọng tới văn học Việt Nam giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đầu của Đổi mới.

Bút tích bài thơ Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng. Nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta thường nhớ đến những áng văn trào phúng, châm biếm xã hội đầy sâu cay như Số đỏ hay Giông tố. Tuy thời gian cầm bút ngắn ngủi, chỉ sáng tác vỏn vẹn trong tám năm nhưng ông đã để lại một di sản văn học lớn cho hậu thế.

Kim Lân được coi là nhà văn của làng quê Việt Nam, ông nổi tiếng với các tác phẩm như Làng, Vợ nhặt. Truyện của ông mang đậm hơi thở của cuộc sống, con người tại nông thôn Việt Nam thế kỷ XX. Ngoài ra, Kim Lân là một diễn viên xuất sắc, ông từng vào vai lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, Lý cựu trong Chị Dậu...

Na Y

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/but-tich-cua-cac-tac-gia-noi-tieng-post1135835.html