Bước tiến quan trọng

Sau 13 giờ tranh luận căng thẳng, các Bộ trưởng Môi trường của các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) ngày 9-10 đã nhất trí về mức cắt giảm khí thải áp dụng với các hãng sản xuất ô-tô trong khu vực. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên của 'hành tinh xanh'.

Biếm họa của PARESH NATH

Trước thềm cuộc họp về ứng phó biến đổi khí hậu nói trên, Bộ trưởng Môi trường các nước EU hy vọng sẽ đi tới một thỏa hiệp về việc cắt giảm khí thải CO2 từ ô-tô vào năm 2030, tuy nhiên tranh cãi vẫn diễn ra do quan điểm của các nước EU đều khác nhau. Đức, quốc gia sở hữu nhiều hãng xe lớn, đề nghị mức cắt giảm 30% khí thải so năm 2021. Trong khi đó, Pháp, Hà Lan, Luxembourg đề nghị cắt giảm 40%. Phương án cắt giảm 30% khí thải đang được Ủy ban châu Âu (EC) ủng hộ hơn, bởi đây là phương án bảo đảm nhiều mục đích, không quá mạo hiểm đối với các ngành công nghiệp và ảnh hưởng tới việc làm tại châu Âu.

Sau nhiều giờ tranh luận, cuối cùng, các Bộ trưởng đã nhất trí mục tiêu giảm 35% lượng khí thải CO2 đối với ô-tô vào năm 2030 và 30% đối với loại xe tải nhỏ. Mục tiêu này cao hơn mục tiêu 30% do EC đề xuất, song vẫn dưới mức 40% mà Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua tuần trước. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng thông qua lập trường của EU tại Hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu (COP 24) theo kế hoạch diễn ra ở thành phố Katowice của Ba Lan vào tháng 12 tới.

Trước đó, ngày 8-10, các chuyên gia của LHQ về khí hậu đã hối thúc các nhà hoạch định chính sách thông qua những cải cách “khẩn trương và chưa từng có” nếu muốn hạn chế sự ấm lên của Trái đất, cũng như tuân thủ cam kết tại Hội nghị cấp cao LHQ về biến đổi khí hậu năm 2015 (COP 21). Tại hội nghị này, EU cam kết đến năm 2030 giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 40% so mức của năm 1990 ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế châu lục.

Thỏa thuận trên của các Bộ trưởng Môi trường EU đạt được gần ba năm sau Hiệp định Paris lịch sử được ký kết tại COP 21 nhằm hạn chế tình trạng nóng lên của Trái đất. Đây được xem là nỗ lực mới của EU nhằm đối phó biến đổi khí hậu, trong bối cảnh Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ vừa công bố một báo cáo mang tính toàn diện về tình hình biến đổi khí hậu trên toàn cầu, được đúc kết từ hơn 6.000 công trình nghiên cứu và được thông qua tại hội nghị lần thứ 48 diễn ra mới đây tại thành phố Incheon của Hàn Quốc.

Theo công trình tâm huyết của IPCC, với tốc độ ấm lên như hiện nay, nhiệt độ Trái đất sẽ vượt mức tăng 1,5 độ C từ năm 2030 đến 2052. Trong khi đó, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đặt mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất từ nay đến năm 2100 ở phạm vi từ 1,5 - 2 độ C. Do đó, đà tăng nhiệt hiện nay đồng nghĩa mục tiêu của COP 21 khó có thể được hiện thực hóa khi viễn cảnh này có nguy cơ xảy ra sớm hơn tới gần nửa thế kỷ, với mức tăng nhiệt khi đó lên tới 3 độ C.

IPCC cũng đưa ra kịch bản tồi tệ về tác động của biến đổi khí hậu. Theo đó, khi Trái đất phản ứng với nền nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C, khoảng 40% lượng băng sẽ tan chảy, mực nước biển dâng tới 6 m, các vùng đất ven biển sẽ bị nhấn chìm. Trong đất liền, nước ngọt sẽ bốc hơi khiến những con sông, suối biến mất. Cây cối chậm phát triển do nóng, do đó sẽ không còn hấp thụ CO2 trong không khí. Nhiệt độ tăng cũng khiến biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Thời tiết cực đoan như nắng nóng cao độ, lốc xoáy, mưa lũ diễn ra ngày càng thường xuyên, ước tính cướp đi sinh mạng của 60.000 người trên Trái đất; khoảng một phần ba sự sống trên Trái đất cũng bị tiêu diệt và tất cả các loài sinh vật đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Do đó, thành quả về cắt giảm khí thải có được từ hội nghị của các Bộ trưởng Môi trường EU, dù còn khiêm tốn, song cho thấy các quốc gia phát triển ngày càng có thái độ nghiêm túc hơn về chống biến đổi khí hậu, góp phần vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.

Trước thềm cuộc họp về ứng phó biến đổi khí hậu nói trên, Bộ trưởng Môi trường các nước EU hy vọng sẽ đi tới một thỏa hiệp về việc cắt giảm khí thải CO2 từ ô-tô vào năm 2030, tuy nhiên tranh cãi vẫn diễn ra do quan điểm của các nước EU đều khác nhau. Đức, quốc gia sở hữu nhiều hãng xe lớn, đề nghị mức cắt giảm 30% khí thải so năm 2021. Trong khi đó, Pháp, Hà Lan, Luxembourg đề nghị cắt giảm 40%. Phương án cắt giảm 30% khí thải đang được Ủy ban châu Âu (EC) ủng hộ hơn, bởi đây là phương án bảo đảm nhiều mục đích, không quá mạo hiểm đối với các ngành công nghiệp và ảnh hưởng tới việc làm tại châu Âu.

Sau nhiều giờ tranh luận, cuối cùng, các Bộ trưởng đã nhất trí mục tiêu giảm 35% lượng khí thải CO2 đối với ô-tô vào năm 2030 và 30% đối với loại xe tải nhỏ. Mục tiêu này cao hơn mục tiêu 30% do EC đề xuất, song vẫn dưới mức 40% mà Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua tuần trước. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng thông qua lập trường của EU tại Hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu (COP 24) theo kế hoạch diễn ra ở thành phố Katowice của Ba Lan vào tháng 12 tới.

Trước đó, ngày 8-10, các chuyên gia của LHQ về khí hậu đã hối thúc các nhà hoạch định chính sách thông qua những cải cách “khẩn trương và chưa từng có” nếu muốn hạn chế sự ấm lên của Trái đất, cũng như tuân thủ cam kết tại Hội nghị cấp cao LHQ về biến đổi khí hậu năm 2015 (COP 21). Tại hội nghị này, EU cam kết đến năm 2030 giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 40% so mức của năm 1990 ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế châu lục.

Thỏa thuận trên của các Bộ trưởng Môi trường EU đạt được gần ba năm sau Hiệp định Paris lịch sử được ký kết tại COP 21 nhằm hạn chế tình trạng nóng lên của Trái đất. Đây được xem là nỗ lực mới của EU nhằm đối phó biến đổi khí hậu, trong bối cảnh Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ vừa công bố một báo cáo mang tính toàn diện về tình hình biến đổi khí hậu trên toàn cầu, được đúc kết từ hơn 6.000 công trình nghiên cứu và được thông qua tại hội nghị lần thứ 48 diễn ra mới đây tại thành phố Incheon của Hàn Quốc.

Theo công trình tâm huyết của IPCC, với tốc độ ấm lên như hiện nay, nhiệt độ Trái đất sẽ vượt mức tăng 1,5 độ C từ năm 2030 đến 2052. Trong khi đó, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đặt mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất từ nay đến năm 2100 ở phạm vi từ 1,5 - 2 độ C. Do đó, đà tăng nhiệt hiện nay đồng nghĩa mục tiêu của COP 21 khó có thể được hiện thực hóa khi viễn cảnh này có nguy cơ xảy ra sớm hơn tới gần nửa thế kỷ, với mức tăng nhiệt khi đó lên tới 3 độ C.

IPCC cũng đưa ra kịch bản tồi tệ về tác động của biến đổi khí hậu. Theo đó, khi Trái đất phản ứng với nền nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C, khoảng 40% lượng băng sẽ tan chảy, mực nước biển dâng tới 6 m, các vùng đất ven biển sẽ bị nhấn chìm. Trong đất liền, nước ngọt sẽ bốc hơi khiến những con sông, suối biến mất. Cây cối chậm phát triển do nóng, do đó sẽ không còn hấp thụ CO2 trong không khí. Nhiệt độ tăng cũng khiến biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Thời tiết cực đoan như nắng nóng cao độ, lốc xoáy, mưa lũ diễn ra ngày càng thường xuyên, ước tính cướp đi sinh mạng của 60.000 người trên Trái đất; khoảng một phần ba sự sống trên Trái đất cũng bị tiêu diệt và tất cả các loài sinh vật đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Do đó, thành quả về cắt giảm khí thải có được từ hội nghị của các Bộ trưởng Môi trường EU, dù còn khiêm tốn, song cho thấy các quốc gia phát triển ngày càng có thái độ nghiêm túc hơn về chống biến đổi khí hậu, góp phần vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-quocte/baothoinay-quocte-tieudiem/item/37887602-buoc-tien-quan-trong.html