Bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ cần lưu ý 4 nguyên tắc này để con khỏe, mẹ vui

Bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, bụng bầu của mẹ bầu đã lớn lên thấy rõ. Bạn cần chú ý đến 4 điểm sau để cả hai mẹ con đều mạnh khỏe.

Nhắc đến chuyện mang thai, thực sự có quá nhiều điều bạn cần phải chú ý. Ví dụ, trong thời kỳ mang thai, các thai phụ luôn cần giữ tâm trang vui vẻ, ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý, vệ sinh sạch sẽ, phòng chống bệnh tật...để đảm bảo sức khỏe thể chất cho bản thân mình và thai nhi. Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 6, mẹ bầu cần chú ý tuân thủ 4 nguyên tắc dưới đây để đảm bảo con khỏe, mẹ vui.

Điều chỉnh tư thế ngủ kịp thời

Khi tử cung và thai nhi lớn lên, tư thế ngủ của mẹ bầu càng trở nên quan trọng. Việc ngủ sai tư thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bụng, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. Thai phụ ngủ sai tư thế sẽ làm tăng áp lực lên tử cung, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai.

Vì vậy, khi bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu chú ý nằm nghiêng bên trái để đảm bảo lưu thông máu, cung cấp đủ oxy cho thai nhi và giảm bớt tình trạng phù nề khi mang thai.

Chú ý đến chuyển động của thai nhi

Trước khi sinh, các bà mẹ cần theo dõi các chuyển động khác nhau của thai nhi để hiểu được quy luật sống và tình trạng sức khỏe của bé. Đồng thời em bé trong bụng cũng “trò chuyện” với mẹ qua những cú “đấm đá” như vậy.

Vì vậy, các bà mẹ mang thai cần theo dõi và đếm cử động của thai nhi. Tần suất cử động bình thường của thai nhi là không dưới 5 lần/giờ và tần suất khoảng 70 lần/ngày. Nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi là khác nhau, có những em bé rất hiếu động và thường cử động 100 lần/ngày.

Miễn là số lần cử động của thai nhi đều đặn và không thay đổi quá lớn thì sự phát triển của em bé vẫn bình thường. Đối với thai nhi, cử động của thai nhi cũng là một kiểu tương tác của bé với bố mẹ. Tuy nhiên, nếu cử động của thai nhi ít hơn 20 lần một ngày thì đó là hiện tượng bất thường. Nếu thai nhi cử động dưới 10 lần mỗi ngày thì mẹ cần đến bệnh viện ngay để thăm khám.

Chú ý bổ sung canxi

Nhiều bà mẹ không biết tầm quan trọng của việc bổ sung canxi khi mang thai nên thường bỏ qua việc này, Tuy nhiên, canxi là chất quan trọng duy trì chức năng thần kinh và sự co bóp của cơ. Nếu nồng độ canxi trong huyết thanh của một người không đủ sẽ dẫn đến tăng kích thích thần kinh cơ và các triệu chứng như chuột rút ở bắp chân.

Nếu thai nhi không được cung cấp đủ canxi, trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh nhuyễn sụn thanh quản bẩm sinh. Điều này rất bất lợi cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, thai nhi thiếu canxi dễ mắc bệnh còi xương như mềm sọ, vuông sọ, thóp đóng bất thường, não phễu...Vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung canxi qua chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không được bỏ sót rau, củ quả.

Thứ tư, dậy sớm và đi ngủ sớm

Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Khoảng 1/3 cuộc đời con người dành cho giấc ngủ. Chính vì vậy, tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe là điều hiển nhiên. Mẹ bầu nên ngủ sớm, dậy sớm, tránh thức khuya. Thai phụ thức khuya trong thời gian dài dễ bị tổn thương gan, thận, khí, huyết. Vì vậy, bạn cần rèn luyện thói quen thức dậy sớm, ngủ đủ giấc xuyên suốt thai kỳ.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nguồn Em Đẹp: https://emdep.vn/lam-cha-me/buoc-sang-thang-thu-6-cua-thai-ky-me-can-luu-y-4-nguyen-tac-nay-de-con-khoe-me-vui-20210423092452381.htm