Bụi sa mạc Sahara phủ sắc lạ chưa từng có trên bầu trời

Cảnh tượng sắc màu kỳ lạ do loạt các trận bão cát ở Bắc Phi gây ra đã được ghi lại trong một số hình ảnh đăng trực tuyến trên mạng xã hội.

Các chuyên gia Met Office cho biết, hiện tượng khí tượng đặc biệt này liên quan đến luồng không khí từ phía Tây Bắc Châu Phi. Nó mang một lượng lớn bụi và cát ở sa mạc Sahara có thể phủ kín lần nữa các bầu trời của châu Âu, đặc biệt là các khu vực Penzance, Dorset, London và Cambridge của nước Anh.

 Màu sắc “dị” trên bầu trời nước Anh do các cơn bão cát Sahara gây ra

Màu sắc “dị” trên bầu trời nước Anh do các cơn bão cát Sahara gây ra

Met Office cũng chia sẻ trong một bài đăng trên Twitter: “Nếu bạn sống ở phía nam của Vương quốc Anh, bạn có thể lý giải được lý do tại sao bầu trời lại có một sắc màu kỳ lạ gần đây. Đúng vậy, không đâu xa đó chính là bụi Sahara, thậm chí chúng ta có thể được nhìn thấy những hạt bụi to đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong bức ảnh vệ tinh mới nhất".

Những hạt bụi có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Tháng 2 vừa qua, các nhà nghiên cứu cho biết một “bầu trời cam” do cát từ sa mạc Sahara đã gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở các khu vực ở châu Âu. Vệ tinh Copernicus của Ủy ban châu Âu cho hay vào thời điểm đó, nếu như người dân hít phải các hạt bụi nhỏ hơn 10 micromet sẽ gây khó thở, xuất hiện các cơn hen suyễn và các vấn đề về tim mạch.

“Bầu trời cam” do cát từ sa mạc Sahara gây ra thu hút nhiều tay nhiếp ảnh

Đài quan sát Trái Đát của NASA vào tháng Sáu năm ngoái cũng đã phát hiện một khối bụi khổng lồ từ sa mạc Sahara trên Đại Tây Dương có thể lan rộng hơn 2.000 dặm (3.200km).

Không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, bụi ở sa mạc Sahara còn làm bẩn hàng loạt các phương tiện giao thông và hạn chế tầm nhìn của các tài xế lái xe nơi đây. Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia cũng chưa thể dự đoán mức độ ảnh hưởng của hiện tượng này.

Cát Sahara phủ kín ô tô và các phương tiện giao thông khác.

Tuy nhiên đối với các nhà khoa học khí quyển, đám bụi khổng lồ này không chỉ là một hiện tượng thú vị, mà còn cho phép họ tìm hiểu sâu hơn địa vật lý của Trái Đất cũng như là các hiện tượng thời tiết khác.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/bui-sa-mac-sahara-phu-sac-lachua-tung-co-tren-bau-troi-d168230.html