'Bức tường than khóc': Thánh địa linh thiêng nhất của người Do Thái

Bức tường Than khóc là địa danh lịch sử quan trọng, linh thiêng bậc nhất đối với những tín đồ Do Thái.

Bức tường Than khóc còn được biết đến với tên gọi Bức tường phía Tây nằm ở Jerusalem, Israel. Ban đầu, công trình này do vua Herod Đại đế cho người xây dựng vào đầu thế kỷ 1 trước công nguyên.

Bức tường Than khóc còn được biết đến với tên gọi Bức tường phía Tây nằm ở Jerusalem, Israel. Ban đầu, công trình này do vua Herod Đại đế cho người xây dựng vào đầu thế kỷ 1 trước công nguyên.

Herod Đại đế đã cho xây dựng 17 hàng tường. Các lớp tường còn lại được xây dựng vào thế kỷ 7 trở đi.

Bức tường Than khóc cũng là nơi duy nhất còn sót lại của ngôi đền thiêng Do Thái, nằm ở phía Tây chân núi Temple Mount sau khi ngôi đền công trình này bị quân đội La Mã tấn công và phá hủy năm 70 sau công nguyên.

Bức tường Than khóc được xây dựng bằng cách xếp chồng những tảng đá lớn, càng ở dưới chân nền móng thì đá càng to.

Bức tường cao khoảng 49m, dài 12m. Theo kinh Mishna của người Do Thái, Bức tường phía Tây là nơi ở gần khu vực Thánh Khiết nhất. Người dân Do Thái tin rằng, dù họ ở bất cứ nơi nào cầu nguyện thì những lời cầu nguyện ấy cũng sẽ bay đến bức tường phía Tây rồi lên đến thiên đàng.

Do đó, trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, người Do Thái đến bức tường phía Tây để tạ ơn Thượng Đế cũng như cầu nguyện cho số phận của các quốc gia gặp tai ương, thảm họa...

Hiện khách du lịch có thể đến Bức tường Than khóc vào các đêm thứ sáu hàng tuần khi người Do Thái cầu nguyện, ca hát, nhảy múa để viết "thư thỉnh nguyện" hay đọc sách...

Theo tục lệ của người Do Thái, những người có mong ước nào thiết tha nhất sẽ viết một bức thư rồi nhét vào một khe hở trong bức tường phía Tây. Khi đó, tâm nguyện của họ sẽ được Thượng Đế xem xét.

Chính vì vậy, ngày nay có hàng ngàn người tới bức tường phía Tây và viết “thư thỉnh nguyện" mỗi ngày để gửi tới Thượng đế. Sau đó, người ta sẽ thu lượm những lá thư đó và đem chôn cất tại ngọn đồi Olives.

Ngoài ra, người Do Thái còn có phong tục không ai có quyền "xem trộm" thư thỉnh nguyện của người khác vì nó sẽ làm mất đi sự “linh thiêng và hiệu nghiệm”. Tín đồ Do Thái và khách du lịch khi đến đây còn có thể lấy sách ở giá sách để đọc và sau đó trả lại như cũ.

Theo Tâm Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/-buc-tuong-than-khoc-thanh-dia-linh-thieng-nhat-cua-nguoi-do-thai/20191228025624071