Bức tranh đa chiều về truyền thông Hàn Quốc (Kỳ III)

Văn hóa Hàn lưu (Hallyu) là hiện tượng văn hóa Hàn Quốc được thế giới đón nhận. Hiện tượng này bắt đầu từ việc xuất khẩu phim truyền hình Drama của Hàn Quốc vào nửa cuối những năm 1990. Đây là hiện tượng văn hóa nổi bật của Hàn Quốc trong vòng 20 năm qua.

Hallyu là một hiện tượng hiếm có trong các làn sóng văn hóa thế giới. Ảnh: TL

Hallyu là một hiện tượng hiếm có trong các làn sóng văn hóa thế giới. Ảnh: TL

Kỳ 3: Văn hóa Hàn lưu thay đổi diện mạo truyền thông

Phim truyền hình Drama ban đầu được Trung Quốc và Nhật Bản đón nhận. Năm 2010, trào lưu đón nhận phim truyền hình Drama được nhiều nước ở khu vực ASEAN và lan truyền ra các nước phương Tây.

Ngoài phim truyền hình Drama còn có các hình thức giải trí khác của Hàn Quốc được phổ biến. Các học giả nghiên cứu văn hóa trên thế giới đánh giá đây là một trao lưu văn hóa đặc sắc của người Hàn Quốc đối với thế giới hiện đại. Việc thế giới đón nhận trao lưu văn hóa Hàn Quốc Hallyu là một hiện tượng hiếm có trong các làn sóng văn hóa thế giới.

Đầu năm 2000, thị trường tiêu thụ văn hóa Hallyu chủ yếu ở Hàn Quốc, tiếp đến là Nhật Bản và Việt Nam. Tính tương đồng về văn hóa của các quốc gia này đã đẩy mạnh tiến trình giao lưu văn hóa. Chính phủ Hàn Quốc đã dành một khoản ngân sách 2% chi tiêu quốc gia để hỗ trợ thúc đẩy phát triển văn hóa Halyu. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng đã dành một phần hỗ trợ quảng cáo cho các chương trình sản xuất truyền bá văn hóa Halyu. Tất cả các đài truyền hình đều dành khoảng 35% thời lượng phát sóng các chương trình sản xuất độc lập liên quan đến truyền bá van hóa Halyu.

Ủy ban xúc tiến phát thanh - truyền hình chịu trách nhiệm tham vấn các chính sách phát triển phát thanh - truyền hình truyền bá văn hóa. Tuy nhiên, các chính sách của chính phủ thường chậm hơn so với thực tế, do đó, các nhà sản xuất phát thanh - truyền hình thường đi trước, có nhiều sáng kiến truyền bá văn hóa Halyu hiệu quả. Việc diện phủ sóng Internet của Hàn Quốc không liên quan đến phát triển dòng văn hóa Hàn Quốc Hallyu.

Thành công lớn nhất của truyền thông Hàn Quốc là dịch chuyển được công chúng đang tiếp nhận văn hóa Hollywood trở về với văn hóa Hàn Quốc Hallyu, mặc dù đây là thời điểm mẫn cảm đối với xã hội Hàn Quốc về các vấn đề chính trị - xã hội. Vấn đề hỗ trợ việc sản xuất văn hóa trong nước của Hàn Quốc thời điểm này đã bị o bế, thậm chí nhiều nhà sản xuất bị đưa vào “danh sách đen” bởi những quan niệm của chính phủ, trong đó có cá nhân Tổng thống.

Các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc Hallyu được quảng bá, kinh doanh ra nước ngoài rất mạnh mẽ. Ảnh: TL

Đầu những năm 2000, những nước có truyền thống văn hóa Nho giáo rất dễ đón nhận dòng văn hóa Hallyu. Hàn Quốc là quốc gia tiếp cận và phát triển rất nhanh các dịch vụ từ Internet, đặc biệt là dịch vụ game online. Hàn Quốc là một trong những quốc gia sản xuất và kinh doanh mạnh mẽ dịch vụ game online ra nước ngoài. Sau năm 2007, các hình thức khác như truyện tranh, ký tự... cũng được Hàn Quốc được chú trọng sản xuất và truyền bá ra thế giới.

Nền tảng của trào lưu văn hóa Hàn Quốc Hallyu có gốc rễ từ giai đoạn phát triển truyền hình, thời kỳ dân chủ hóa, quốc tế hóa, tư bản hóa và dựa trên nền tảng phát triển công nghệ, đặc biệt là áp dụng công nghệ mới, Internet tốc độ cao...

Ngành phát thanh và truyền hình của Hàn Quốc có lịch sử phát triển khá phức tạp. Năm 1927, Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật. Thời điểm này ở Hàn Quốc có 1 kênh phát thanh được cấp phép, chủ yếu phục vụ công cuộc thống trị của đế quốc Nhật. Đây cũng là dấu ấn đặc thù văn hóa Hàn Quốc thể hiện trên sóng phát thanh, bởi nó được phát sóng bằng tiếng Hàn. Người Nhật đã dùng chiến lược gây cảm hứng cho người Hàn Quốc bằng việc kích thích họ nghe radio với mục đích để tuyên truyền chính sách cai trị. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa Hàn Quốc đã được đưa lên sóng phát thanh bằng chính tiếng nói của người Hàn.

Năm 1945, Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc Nhật. Sau đó Hàn Quốc chịu sự quản lý của Mỹ. Các chương trình truyền thông của Hàn Quốc do Mỹ quản lý ngoài việc tuyên truyền chính sách của nhà nước thì nó mang màu sắc thương mại rõ rệt.

Năm 1961, chương trình truyền hình đầu tiên ở Hàn Quốc ra đời. Từ 1961 đến 1965, đây là thời kỳ độc quyền của truyền hình ở Hàn Quốc, trong đó có 3 kênh của nhà nước và một số kênh truyền hình công cộng. Các đài, kênh truyền hình phổ biến hiện nay ở Hàn Quốc đều bị ảnh hưởng bởi phong cách truyền hình thời kỳ đầu.

Giai đoạn1995 - 2000, nhờ sự phát triển như vũ bão của công nghệ và tiến trình toàn cầu hóa, diện mạo truyền thông ở Hàn Quốc thay đổi hoàn toàn. Truyền hình Hàn Quốc bắt đầu mang tính thương mại rõ rệt qua hình thức thu phí và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Các kênh truyền hình ở Hàn Quốc bắt đầu cạnh tranh với nhau về thị trường công chúng, quảng cáo... Đây còn được coi là thời điểm “phục hưng” của truyền hình Hàn Quốc. Đây là thời điểm truyền hình của Hàn Quốc mở nhiều kênh và đây cũng là khởi điểm của trào lưu văn hóa Hàn Quốc Hallyu. Các công ty giải trí nổi tiếng của Hàn Quốc cũng có thời điểm xuất phát ở giai đoạn này.

Bài hát Gangnam Style đạt kỷ lục về số lượng xem trên Youtube. Ảnh: TL

Sau 2005, công nghệ kỹ thuật số phát triển phổ biến. Các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc Hallyu có cơ hội được quảng bá, kinh doanh ra nước ngoài.

Môi trường truyền hình Hàn Quốc đã thay đổi đa dạng. Các chương trình quảng cáo trên truyền hình được mở rộng. Các chương trình truyền hình dần chuyển sang hướng chú trọng tổ chức sản xuất các chương trình giải trí. Các hình thức quảng cáo núp bóng trong các bản tin, chương trình giải trí, phim.

Các đài truyền hình công cộng thể hiện rõ tính thương mại thông qua việc bán các format chương trình. Vốn đầu tư cho các đài sản xuất chương trình truyền hình đều do các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc chi trả.

Ban đầu, chính phủ Hàn Quốc cấm các tập đoàn kinh tế sở hữu nhiều kênh truyền hình. Tuy nhiên, chính sách này đã được nới lỏng. CJ là kênh truyền hình lớn nhất ở Hàn Quốc. Các tòa soạn báo in ở Hàn Quốc hiện nay cũng đã mua sóng của truyền hình cáp để phát chương trình truyền hình. Tuy nhiên, ban đầu các tòa soạn báo in cũng bị chính phủ cấm sở hữu nhiều kênh để phát sóng trên truyền hình cáp.

Sau đó lệnh này cũng được nới lỏng. Các công ty nước ngoài có thể nắm tới 49% cổ phần tại các kênh phát sóng truyền hình cáp, nhất là các kênh thời sự. Ngay cả các kênh giải trí cũng có mặt của gần 50% cổ phần của nước ngoài. Chính phủ xây dựng các quy định khuyến khích sản xuất các chương trình truyền thông cho chính phủ hoặc đầu tư về công nghệ hỗ trợ các đài truyền hình sản xuất sản phẩm chất lượng cao.

Khi truyền hình thương mại phát triển, các chương trình giải trí có cơ hội phát triển theo. Các nhà sản xuất chương trình độc lập xuất hiện. Cuối những năm 1990 chính phủ Hàn Quốc đã khuyến khích phát triển các nhà sản xuất độc lập phát triên. Chính phủ quy định các đài phải dành thời lượng để phát các chương trình do các đơn vị độc lập sản xuất. Chính sách này tương đồng với thời kỳ văn hóa Hanllyu.

Một hãng phim Việt Nam đã mua bản quyền phim "Hậu duệ mặt trời" của Hàn Quốc để làm lại với dàn diễn viên người Việt. Ảnh: TL

Nửa cuối những năm 1990, nhiều lãnh đạo các đài truyền hình của chính phủ hoặc công cộng đã bỏ ra ngoài mở các đơn vị sản xuất độc lập nhằm thu lại lợi nhuận nhiều hơn, đặc biệt là việc tổ chức sản xuất các chương trình giải trí. Các chương trình thời sự, giáo dục dần ít được chú trọng.

Thời điểm này, công chúng Hàn Quốc ít thích xem phim do họ sản xuất, do đó khó mở ra thị trường sản xuất phim trong nước.

Ngành công nghiệp giải trí của Hàn Quốc phát triển mạnh, điển hình là “công nghiệp Idol”. Các công ty giải trí “nuôi” các Idol sớm nhận thức được tiềm năng phát triển của thị trường âm nhạc nên đã đầu tư mạnh cho lĩnh vực này từ cuối những năm 1990. Đây cũng là cơ sở phát triển nền tảng công nghiệp quản lý truyền thông giải trí ở Hàn Quốc. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn thâm nhập vào các lĩnh vực khác dựa trên nền tảng âm nhạc. Nền tảng trào lưu văn hóa Hàn Quốc Hallyu đã phát triển ở quy mô toàn cầu.

Các công ty giải trí Hàn Quốc đã thay thế việc sản xuất phim truyền hình nhiều tập Drama bằng các hình thức giải trí mới trên môi trường Internet. Các giám đốc sản xuất trở thành những người có quyền lực tạo ra sự phát triển cạnh tranh cao. Những người viết kịch bản đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp giải trí.

Nhu cầu truyền hình đa phương tiện ở Hàn Quốc cũng phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, chính phủ lo ngại nếu một đài truyền hình nắm tất cả các phương tiện truyền thông sẽ dễ gây lệch lạc xã hội. Mô hình này dễ gặp phải các ý kiến đa chiều. Quan điểm của chính phủ Hàn Quốc, nếu các đài có quy mô quá lớn sẽ tạo ra sự không công bằng trong ngôn luận xã hội.

Truyền thông đa phương tiện chỉ mang tính lý tưởng trong kinh doanh, nhưng dễ tạo ra mối lo ngại về chính trị. Tuy nhiên, mối lo ngại này của chính phủ càng bị thu hẹp, bởi sự ảnh hưởng của các đài truyền hình phát sóng mặt đất, truyền hình cáp và báo in càng thấp, do đó chính phủ bắt đầu quan tâm đến truyền thông đa phương tiện.

Để thích nghi với thực tiễn, từ năm 2017, Đại học Seoul đã thay đổi phương thức đào tạo từ chuyên biệt, chuyên sâu sang chú trọng dạy sinh viên kỹ năng tổ chức sản xuất các chương trình tổng hợp đăng tải trên các phương tiện truyền thông mới.

Hà Huy Phượng

Xem thêm:

>>> Trao đổi nghiệp vụ truyền thông chính sách tại Đại học Hàn Quốc

>>> Nâng cao năng lực triển khai chính sách tại Koica (Hàn Quốc)

>>> Báo chí Hàn Quốc chuyển đổi trong kỷ nguyên số

>>> Thời sự là "bữa cơm" ăn hàng ngày của công chúng

>>> Minh bạch thông tin - "thần dược" trong truyền thông chính sách

>>> Truyền thông chính sách tại Hàn Quốc

>>> Bức tranh đa chiều về truyền thông Hàn Quốc (Kỳ I)

>>> Bức tranh đa chiều về truyền thông Hàn Quốc (Kỳ II)

Nguồn Người Làm Báo: http://nguoilambao.vn/buc-tranh-da-chieu-ve-truyen-thong-han-quoc-ky-iii-n11381.html