'Bữa tiệc' nghệ thuật của thiếu nhi bốn phương

Các nghệ sĩ nhí đến từ 8 đoàn nghệ thuật của các nước đã khiến Gala nghệ thuật 'Sắc màu văn hóa bốn phương' của Liên hoan Thiếu nhi Quốc tế VTV 2019 như một 'bữa tiệc' huyền ảo, lấp lánh sắc màu cổ tích.

Đêm Gala Sắc màu văn hóa bốn phương trong khuôn khổ Liên hoan Thiếu nhi Quốc tế VTV 2019 diễn ra tại Hội An đã mang lại cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc thiếu nhi đầy màu sắc và âm thanh rộn ràng. 8 đoàn nghệ thuật thiếu nhi đến từ các nước Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Sri Lanka và Việt Nam đã mang đến những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc, đáng yêu. Cùng với thiết kế màn hình LED tách đôi mở ra một dòng sông ánh sáng cùng những màn hỏa thuật tưng bừng, chương trình thực sự đã tạo nên môt sân khấu huyền ảo, lấp lánh sắc màu cổ tích.

Khon - Múa Hoàng gia của đoàn Thái Lan: là một vũ điệu tuyệt đẹp chỉ được trình chiếu trong các buổi biểu tiệc dành cho Đức Vua và Hoàng gia. Điệu múa này được coi là đỉnh cao nghệ thuật ở Thái Lan. Câu chuyện kể lại cuộc chiến Ramakien xảy ra khi Thotasakan, tên thủ lĩnh khổng lồ của thành phố Lanka bắt cóc Sita - vợ của Phra Ram. Phra Ram sau khi nghe tin đã ra lệnh cho quân đội cùng với sự giúp đỡ của Hanuman, chiến binh xuất chúng trong hình dạng của một chú khỉ trắng. Cuộc đấu tranh giằng co, gay cấn và chiến thắng thuộc về người lính Hanuman. Thông điệp của tiết mục là đề cao chính nghĩa.

Khon - Múa Hoàng gia của đoàn Thái Lan: là một vũ điệu tuyệt đẹp chỉ được trình chiếu trong các buổi biểu tiệc dành cho Đức Vua và Hoàng gia. Điệu múa này được coi là đỉnh cao nghệ thuật ở Thái Lan. Câu chuyện kể lại cuộc chiến Ramakien xảy ra khi Thotasakan, tên thủ lĩnh khổng lồ của thành phố Lanka bắt cóc Sita - vợ của Phra Ram. Phra Ram sau khi nghe tin đã ra lệnh cho quân đội cùng với sự giúp đỡ của Hanuman, chiến binh xuất chúng trong hình dạng của một chú khỉ trắng. Cuộc đấu tranh giằng co, gay cấn và chiến thắng thuộc về người lính Hanuman. Thông điệp của tiết mục là đề cao chính nghĩa.

Kalinka của đoàn Nga: Điệu múa dựa trên nhạc của bài ca Kalinka-Malinka nổi tiếng được coi là đặc trưng cho văn hóa dân gian Nga. Đây cũng là điệu múa nổi tiếng nhất của Vũ đoàn Kalinka với sự kết hợp tinh tế giữa âm nhạc, vũ điệu điêu luyện và trang phục đậm chất Nga.

“Đàn hổ” Jati Maung của Indonesia: Trong tiết mục này, người biểu diễn hóa thân thành những chú hổ cùng nhau hát ca, nhảy múa. Những chúa sơn lâm vốn không sợ điều gì nay lại phải lo lắng bởi không gian sống đang ngày bị thu hẹp lại do thiên nhiên bị tàn phá, đặc biệt là do tác động của con người. Điệu nhảy truyền đi thông điệp hãy bảo vệ rừng, môi trường và những loài động vật quý hiếm.

“Tiểu hoa đán ở Lệ Viên: Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật truyền thống kinh điển của Trung Quốc, là sự kết hợp các loại hình diễn xướng “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, múa”, thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật thuộc nhiều tính cách khác nhau. Trong trích đoạn này, các em nhỏ với trang phục của các tiểu hoa đán trình bày vũ đạo hiện đại với đạo cụ là tấm khăn tay màu đỏ truyền thống của người Trung Quốc vùng Đông Bắc lưu vực sông Hoàng Hà, với những hoạt động vào buổi sáng trước khi đi gánh nước.

“Ariang” và “Gangnam Style” của Hàn Quốc: Tiết mục là sự pha trộn giữa cổ điển và hiện đại với 2 ca khúc đã trở thành những dấu mốc quan trọng trong lịch sử âm nhạc KPOP. “Ariang” – bài dân ca nổi tiếng của Hàn Quốc được chuyển thể với kèn saxophone và “Gangnam style” với điệu nhảy cưỡi ngựa quen thuộc được làm mới trên nền nhạc Jazz.

“Na na ne na” của Sri Lanka: Đây là ca khúc nhạc nhẹ phổ biển nhất ở Sri Lanka. Giai điệu của bài hát bắt nguồn từ một bài đồng dao thường được người nông dân hát khi làm đồng. Bài hát miêu tả sự duyên dáng của những cô gái nông thôn và vẻ đẹp của thiên nhiên Sri Lanka. Ca khúc được sáng tác bởi hai nhạc sĩ nổi tiếng của Sri Lanka là Bathiya và Santhush.

“Tinikling” của Philippines: Là một trong những điệu múa dân gian phổ biến nhất ở Philippines. Tinikling là tên của loài chim chân dài ở Philippines. Người múa Tinikling bắt chước các chuyển động của con chim đi trên cỏ, né tránh các bẫy tre của nông dân Philippines trên cánh đồng lúa rộng lớn. Hai người sử dụng cọc tre đập vào nhau để tạo ra rào cản cho hai người khác nhảy qua. Họ vừa nhảy, vừa hát, vừa vượt qua những thử thách của thanh tre. Tất cả các vũ công biểu diễn Tinikling đều để chân trần.

Đan xen giữa các tiết mục là các clip, phóng sự đồng hành cùng 8 đoàn thiếu nhi các nước từ lúc bắt đầu đặt chân đến Việt Nam và tham gia các hoạt động trải nghiệm thú vị tìm hiểu về văn hóa, con người đất nước Việt Nam. Các bạn thiếu nhi quốc tế bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú và vô cùng hạnh phúc khi được tìm hiểu và tiếp cận với nón lá, áo dài, nghệ thuật làm giấy dó, in tranh Đông Hồ, dệt lụa tơ tằm và những món ăn truyền thống của Việt Nam.

Một điểm nhấn khiến khán giả Đêm Gala Sắc màu văn hóa bốn phương bị choáng ngợp và ấn tượng chính là phần thả hoa đăng, trình diễn Carnaval Gặp gỡ Đông Tây trên dòng sông ánh sáng tái hiện khung cảnh giao thương, trên bến dưới thuyền, hàng hóa tấp nập, nhộn nhịp vào ra thương cảng Hội An của mấy trăm năm về trước.

Tiết mục "Những mùa lễ hội" của đoàn thiếu nhi Việt Nam

Kết thúc đêm Gala nghệ thuật Sắc màu văn hóa bốn phương là màn bắn pháo hoa lung linh, rực rỡ trong khung cảnh nên thơ, trên bến dưới thuyền tại Quảng trường Ánh sáng - địa điểm chính diễn ra chương trình. Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Thiếu nhi Quốc tế VTV 2019, đêm Gala nghệ thuật Sắc màu văn hóa bốn phương diễn ra tối 31/5 tại Hội An là câu chuyện truyền cảm hứng về văn hóa dân tộc và khám phá nét đẹp vác nền văn hóa thế giới.

Toàn bộ hoạt động của Liên hoan Thiếu nhi quốc tế VTV 2019 sẽ được tổng hợp giới thiệu trong chương trình Nhật ký đồng hành Con thuyền tình bạn phát sóng vào 21h45 ngày 8/6/2019 trên kênh VTV1.

Bảo Minh

Nguồn Phụ Nữ VN: http://phunuvietnam.vn/giai-tri/bua-tiec-nghe-thuat-cua-thieu-nhi-bon-phuong-post60130.html