'Bốn chín chưa qua' và những nỗi niềm

Tiểu thuyết 'Bốn chín chưa qua' (NXB Trẻ, 2019) của nhà văn Trần Chiến là một câu chuyện buồn, day dứt nhưng rất quyết liệt trong việc lựa chọn hạnh phúc và cách sống. Mỗi một phận người với những nỗi niềm riêng được khắc họa sinh động, khiến người đọc sẻ chia cùng nhân vật.

Bối cảnh câu chuyện bắt đầu từ năm 1985, tại một làng quê nhỏ ở miền Bắc. Nhân vật chính - Toán, là nhân viên chiếu bóng của phòng văn hóa huyện, thường đi các xã chiếu phim. Khi đến làng Đông, anh nảy sinh tình cảm với Thơm, cô giáo mầm non góa chồng. Dù đã có vợ con, Toán vẫn lén lút qua lại với Thơm. Khi sự việc vỡ lở cũng là lúc Thơm có thai. Hai người quyết định khăn gói bỏ quê vào vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên lập nghiệp. Cuộc sống khắc nghiệt nơi xứ đèo cao heo hút khiến cả hai phải trầy trật mưu sinh với đủ thứ công việc. Liệu cả hai có tìm được hạnh phúc mới sau những gì họ đã gây ra?

Có lẽ câu hỏi đó cũng là điều độc giả tò mò, muốn đọc đến cùng để biết cái kết thế nào. Bởi không ai ủng hộ chuyện Toán ngoại tình, phụ rẫy vợ con theo người khác. Nhưng với ngòi bút điêu luyện, đi sâu vào nội tâm nhân vật một cách sắc sảo, tác giả dần khiến người đọc cảm thông với mỗi nhân vật. Ai cũng có nỗi niềm riêng. Đó là nỗi đau bị phụ bạc đầy ai oán của người vợ, là sự cô đơn và cam chịu của Thơm khi chấp nhận yêu người đã có gia đình, là sự khó xử của người đàn ông rơi vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”… Toán đã từng quyết định kết thúc mối quan hệ sai trái nhưng khi biết Thơm có thai, anh đã lựa chọn...

Có lẽ câu hỏi đó cũng là điều độc giả tò mò, muốn đọc đến cùng để biết cái kết thế nào. Bởi không ai ủng hộ chuyện Toán ngoại tình, phụ rẫy vợ con theo người khác. Nhưng với ngòi bút điêu luyện, đi sâu vào nội tâm nhân vật một cách sắc sảo, tác giả dần khiến người đọc cảm thông với mỗi nhân vật. Ai cũng có nỗi niềm riêng. Đó là nỗi đau bị phụ bạc đầy ai oán của người vợ, là sự cô đơn và cam chịu của Thơm khi chấp nhận yêu người đã có gia đình, là sự khó xử của người đàn ông rơi vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”… Toán đã từng quyết định kết thúc mối quan hệ sai trái nhưng khi biết Thơm có thai, anh đã lựa chọn...

Chặng đường tìm kiếm hạnh phúc và lập nghiệp nơi phương xa của Toán và Thơm không hề dễ dàng. Điều lôi cuốn của tác phẩm lúc này chính là quá trình cả hai tồn tại và vươn lên trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Núi rừng Tây Nguyên và bối cảnh thời kỳ đầu xây dựng kinh tế mới hiện lên sống động qua từng trang viết của Trần Chiến. Với đủ thứ nghề mưu sinh, đủ phận người, đủ cách đấu tranh để sống… câu chuyện về Toán mở ra một hướng mới, không còn bó gọn trong phạm vi cá nhân, gia đình mà đã gắn liền với xã hội. Theo bước chân của Thơm, của Toán để thấy rằng họ đã nỗ lực không ngừng để sống và xây dựng một mái ấm mới.

Nhân vật Toán được khắc họa rất đời, đôi khi trần trụi và bản năng nhưng khiến độc giả cảm nhận được sự gần gũi, chân thực bởi những đức tính tốt và xấu đều có. Nhưng đáng quý là anh chịu khó làm ăn, cư xử có trước có sau với hai người vợ, lo cho các con… Cái kết của câu chuyện tuy buồn nhưng không bất ngờ. Có chăng là dòng chữ “Chết vì đã sống quá nhiều” mà Thơm khắc lên bia mộ chồng khiến độc giả phải lắng lòng và suy ngẫm…l

CÁT ĐẰNG

Nguồn Cần Thơ: https://baocantho.com.vn/-bon-chin-chua-qua-va-nhung-noi-niem-a115057.html