Bom xuyên phá: Vũ khí biến mọi địa đạo, boong-ke thành vô dụng

Bom xuyên phá hay bom phá boong-ke là một trong những loại vũ khí được ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai với mục đích tối thượng đó là tiêu diệt các công trình ngầm của đối phương.

Bom xuyên phá boong-ke là loại vũ khí có xuất xứ từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, loại vũ khí này ban đầu có tên Rochlin và được phá triển bởi lực lượng Luftwaffer (không quân Đức). Nguồn ảnh: USArmy.

Nhận thấy tiềm năng của loại vũ khí này, nhất là khi công nghệ xây dựng boong-ke, hầm ngầm càng ngày càng phát triển, quân đội các cường quốc trên thế giới bao gồm Liên Xô, Anh và Mỹ đã tập trung nghiên cứu để hoàn thiện loại vũ khí này của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: QQ.

Cho tới thời điểm hiện tại, bom phá boong-ke đã được sử dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi các sản phẩm của Liên Xô rất kín tiếng và bí mật thì Anh và Mỹ lại luôn quảng cáo loại vũ khí này để thể hiện trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của mình. Nguồn ảnh: Tube.

Bom phá boong-ke có thiết kế đặc biệt với ngồi nổ chậm, sơ tốc nhanh và đặc biệt có khả năng xuyên sâu xuống trong lòng đất. Mặc dù có nhiều kiểu ngòi nổ khác nhau, tuy nhiên phần lớn bom phá boong-ke thường sử dụng ngòi nổ cảm ứng, sẽ tự động phát nổ ngay khi bom gặp khoảng không trong lúc đang xuyên lòng đất. Nguồn ảnh: QQ.

Ngoài ra, các loại đầu nổ khác của bom xuyên phá boong-ke còn có đầu nổ hẹn giờ kích hoạt sau thời gian theo định trước, đầu nổ tự hủy sẽ tự nổ ngay sau khi bom dừng xuyên do hết động năng hoặc thậm chí là đầu nổ cảm ứng điện tử - phát nổ khi bom phát hiện ra các vật thể kim loại trong khoảng cách gần. Nguồn ảnh: QQ.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, bom xuyên phá boong-ke là một loại vũ khí được nhiều quốc gia đóng dấu mật, nó được liệt ngang hàng với bom nguyên tử và dường như chưa từng xuất hiện trong bất cứ một cuộc chiến tranh ủy nhiệm nào. Nguồn ảnh: Tube.

Phải bắt đầu tới Chiến dịch Bão táp Sa mạc của Mỹ và đồng minh năm 1991, loại bom này mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên màn trình diễn đầu tiên của bom xuyên phá boong-ke này tỏ ra hơi kém cỏi. Nguồn ảnh: Forces.

Hiện tại, quân đội Nga được cho là đang sở hữu một loại bom xuyên phá boong-ke mang tên KAB-1500L-Pr. Loại bom này được tích hợp với các máy bay Su-24M và Su-27IB, có khả năng xuyên tối đa 20 mét đất hoặc 2 mét bê tông cốt thép chịu lực. Nguồn ảnh: Live.

Cận cảnh quá trình thử nghiệm sử dụng bom xuyên phá boong-ke đâm xuyên 10 mét bê tông chịu lực sau đó xuyên qua một tấm thép dày 50cm của Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.

Từ trên xuống dưới: Bom xuyên phá boong-ke tiến tới mục tiêu; bom xuyên phá boong-ke chạm mục tiêu nhưng không nổ; bom xuyên phá boong-ke phát nổ sau khi đâm "hết tầm", hất tung bụi đất bề mặt. Nguồn ảnh: Wiki.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/bom-xuyen-pha-vu-khi-bien-moi-dia-dao-boong-ke-thanh-vo-dung/20190919071235704