Bom nào mạnh hơn Bom Nguyên tử?

Ngày 06.08.1945, quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên “Little Boy” được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Tới ngày 09.08.1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” phát nổ tại thành phố Nagasaki. Nhân loại đã kinh hãi khi chứng kiến thảm họa khủng khiếp của Bom Nguyên tử, nhưng liệu còn loại Bom nào mạnh hơn Bom Nguyên tử nữa hay không?

(

Bom Nguyên tử, loại bom hủy diệt

Thực chất Bom Nguyên tử hoạt động dựa trên nguyên lý rất đơn giản của phản ứng phân hạch. Phản ứng này hình thành khi một nguyên tự bị bắn bởi 1 hạt Noutron thì nguyên tử nổ tung thành 2 nguyên tử bé hơn và giải phóng các hạt phóng xạ trong đó có các hạt Neutron. Các hạt Noutron này lại tiếp tục va vào các nguyên tử khác hình thành một phản ứng phân hạch nữa, cứ như vậy tiếp diễn thành một chuỗi phản ứng phân hạch.

Giả sử bắn 1 viên đạn Neutron ban đầu vào nguyên tử Urani 235 (U235) thì nó sẽ hình thành ra 2 nguyên tử U235 và 3 viên đạn Neutron. Nếu trong điều kiện tất cả đều là U235 thì 3 Noutron kia sẽ tiếp tục bắn vào 3 nguyên tử U235 giải phóng ra 4 nguyên tử U235 và 9 Neutron. Chín Neutron lại va vào 9 nguyên tử U235 và giải phóng ra 27 Neutron…

Cứ như vậy các phản ứng sẽ tăng theo cấp số nhân và được gọi là các phản ứng dây truyền, nghĩa là phản ứng trước là khởi nguồn của phản ứng sau. Mỗi phản ứng chỉ xảy ra trong thời gian 1/1.000.000 giây, tức là chưa đầy 1 giây từ phản ứng ban đầu sẽ kích thích tạo ra hàng triệu tỉ phản ứng phân hạch. Từ đây nguồn năng lượng khủng khiếp được sinh ra và hủy diệt mọi thứ trên đường chúng đi qua.

Tuy nhiên trong thực tế, U235 không đứng một mình mà nó lẫn với U238. Trong khi đó U238 lại không phản ứng khi có Neutron tác động thành ra nếu tỉ lệ U238 quá cao nó sẽ cản trở phản ứng phân hạch của U235. Vì thế để có phản ứng nhanh và mạnh thì phải có lượng U235 dày đặc, hay gọi là độ giàu Urani. Muốn chế tạo Bom Nguyên tử thì phải có độ giàu Urani đạt trên 90% trở lên, tức là 10 hạt Urani thì chỉ cho phép có 1 hạt U238 còn lại là 9 hạt U235.

Có nhiều hạt U235 thì sẽ có nhiều phản ứng phân hạch dây truyền và tạo nên vụ nổ cực kỳ khủng khiếp. Chính vì vậy để kiểm soát phản ứng với nguồn năng lượng siêu mạnh nhằm phục vụ mục đích hòa bình như sản xuất điện chẳng hạn, các nhà khoa học đã giảm hàm lượng U235 xuống, tăng hàm lượng U238 lên để làm sao sau mỗi phản ứng sinh ra 3 hạt Neutron được giải phóng thì 2 hạt bắn vào U238 còn 1 hạt bắn vào U235 gây phản ứng tiếp theo. Như vậy 1 phản ứng trước sẽ sinh ra 1 phản ứng sau và tạo nên dây chuyền có thể kiểm soát.

Trong Bom Nguyên tử nồng độ U235 rất cao trên 90% nên từ 1 phản ứng ban đầu chúng sẽ kéo theo hàng loạt phản ứng dây chuyền theo cấp số nhân: 1-3-9-27-81…N. Mà mỗi phản ứng diễn ra rất nhanh nên chỉ trong 1 thời gian rất ngắn nó tạo đã tạo ra một vụ nổ lớn sinh ra nhiệt năng vô cùng khủng khiếp phá hủy bất cứ thứ gì trên đường chúng đi qua. Vì vậy, nhân loại yêu hòa bình vẫn luôn khát vọng trên toàn thế giới sẽ không còn tồn tại thứ gọi là bom hạt nhân khủng khiếp kia.

Bom Khinh khí, loại bom vô địch

Tưởng như Bom Hạt nhân đã là loại bom khủng khiếp nhất mà con người chế tạo ra, nhưng không, còn một loại bom nữa mang tên Bom Khinh khí hay Bom Nhiệt hạch hay Bom Hydro còn khủng khiếp gấp nhiều lần. Nga đã từng thử nghiệm một quả Bom Khinh khí mang tên Sa Hoàng, sức công phá của nó tương đương với 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, tức là bằng khoảng 3.000 quả Bom Nguyên tử “Little Boy”, khi nổ, nó gây bỏng ở cấp độ 3 cho những người cách xa đó 100km, gây vỡ cửa kính cho những ngôi nhà cách đó gần 1.000km, và trong bán kính 50km không có loài động thực vật nào có thể sống sót. Chính người sáng tạo ra loại Bom này cũng không thể tưởng tượng nổi sức công phá của nó kinh hãi đến vậy.

Trước đó, Mỹ cũng từng chế tạo và thử nghiệm một quả Bom Khinh Khí tương đương 10 triệu tấn thuốc nổ TNT mang tên “Ivy Mike”. Vụ thử nghiệm quả bom đã thổi bay hòn đảo Elugelab và một phần những hòn đảo xung quanh. Vậy Bom Khinh khí có cấu tạo thế nào, hoạt động theo nguyên lý nào mà có sức công phá kinh khiếp như thế.

Bom Khinh khí do 2 nhà khoa học là Edward Teller và Stanislaw Ulam nghiên cứu và sáng chế. Khi dự án còn đang trong thời gian nghiên cứu thì Mỹ thả 2 quả Bom Nguyên tử xuống Nhật Bản khiến các nhà khoa học phải suy nghĩ lại về việc tạo ra những vũ khí hủy diệt. Họ nghĩ rằng chiến tranh thì chỉ cần đến Bom Nguyên tử là quá dã man rồi nên đã dừng dự án nghiên cứu Bom Nhiệt hạch lại vì nó quá tàn ác.

Tuy nhiên, không rõ làm cách nào các gián điệp của Nga lại có được các tài liệu nghiên cứu Bom Nhiệt hạch đã khiến Mỹ phải ngay lập tức tái khởi động dự án nghiên cứu Bom Nhiệt hạch của mình. Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân lại tiếp tục kéo dài. Vì thế mà nhân loại có thêm 1 loại bom mới với sức công phá vô địch thiên hạ.

Khác với phản ứng phân hạch là 1 nguyên tử nhận Neutron tách ra làm 2 nguyên tử cùng 3 Neutron và tạo ra năng lượng thì ngược lại phản ứng nhiệt hạch là sự kết hợp của 2 nguyên tử thành 1 nguyên tử lớn hơn và tạo ra năng lượng. Nguyên lý này con người ứng dụng từ mặt trời vì mặt trơi cũng là một lò phản ứng hạt nhân, trong đó 2 nguyên tử Hydro kết hợp với nhau tạo ra 1 nguyên tử Heli và giải phóng năng lượng. Đến mức trái đất ở xa như vậy mà còn bị nung nóng bởi nguồn nhiệt đến từ mặt trời.

Phản ứng nhiệt hạch Hydro kết hợp với Hydro tạo nên Heli chỉ sinh ra năng lượng khá thấp vào khoảng 17 triệu electron Vol, trong khi đó, phản ứng phân hạch của U235 sinh ra 200 triệu electron Vol. Tuy nhiên, vì Hydro nhẹ hơn Urani nên cùng một khối lượng nhất định số nguyên tử Hydro nhiều gấp trăm lần nguyên tử Urani. Thế nên, tổng năng lượng mà Hydro ta nhiều gấp 10 lần Urani.

Dẫu vậy điều kiện để phản ứng nhiệt hạch xảy ra không hề dễ dàng. Thứ nhất là nhiệt độ phải siêu cao lên tới 100.000.000 độ C. Thứ hai, Hydro phải ở trạng thái Plasma (trạng thái mắt thường không nhìn thấy được). Trạng thái Plasma của Hydro phải đủ lâu thì mới có thể gây ra vụ nổ lớn.

Những nhà khoa học ban đầu không thể tin được là phản ứng nhiệt hạch có thể xảy ra trên trái đất này vì không có chỗ nào có nhiệt cao đến vậy. Thế nhưng khi có Bom Nguyên tử người ta đã nghĩ ra cách để làm ra Bom Khinh khí. Các nhà khoa học đã nổ bom nguyên tử phát năng lượng làm điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra và họ đã thành công.

Từ đó thế giớ có 2 thêm 1 loại bom siêu mạnh với cấu tạo gòm 2 phần. Một phần là Bom Nhiệt hạch, phần còn lại là Bom Phân hạch làm điều kiện kích nổ Bom Nhiệt hạch.

Những quả bom này chẳng làm được gì ngoài việc phá hủy trái đất, gây ra những thiệt hại cho nhân loại. Vì vậy việc hạn chế sản xuất tiến tới giải giáp toàn bô vũ khi hạn nhân sẽ giúp cho trái đất được bình yên hơn, con người sẽ bớt đau khổ hơn.

Nhật Nguyên

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/bom-nao-manh-hon-bom-nguyen-tu-78237