Bom hạt nhân 'khủng' của Mỹ có nguy cơ xuất xưởng muộn

Quá trình sản xuất bom hạt nhân B61-12 của Mỹ có thể đối mặt việc bị trì hoãn sản xuất 18 tháng còn đầu đạn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm W88 cũng đối mặt việc chậm ra mắt so với dự kiến nhưng ở mức độ ngắn hơn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tờ Defense News dẫn nguồn tin từ Cơ quan an toàn hạt nhân quốc gia (NNSA) cho biết chương trình kéo dài tuổi thọ bom B61-12 nhằm củng cố và thay thế các biến thể cũ hơn là bom B61-3, -4, -7 và -10.

Trong khi, chương trình W88 được tiến hành nhằm thay thế hệ thống vũ trang, bắn đầu đạn W88 cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu Trident II. Đây là 2 là 5 chương trình hiện đại hóa lớn đang được NNSA tiến hành.

Theo dự kiến, cả 2 vũ khí trên sẽ được đưa vào sản xuất vào năm 2020. Tuy nhiên, ông Charles Verdon – Phó quản lý chương trình phòng thủ thuộc NNSA – cho biết, cả 2 vũ khí sẽ không được bàn giao đúng hẹn.

Hiện, NNSA đang làm việc với Bộ Quốc phòng để giảm thiểu sự chậm trễ, nhưng Quốc hội Mỹ đã được thông báo về việc này.

Theo quan chức Mỹ, cả 2 hệ thống trên được lên kế hoạch sẽ được sử dụng trong 20 đến 30 năm. Có điều, việc kiểm tra với cường độ cao đối với một số bộ phận có sẵn được sử dụng trên 2 hệ thống dấy lên lo ngại rằng các bộ phận đó có thể không tồn tại được trong suốt vòng đời 3 thập kỷ của thiết bị.

Do vậy, thay vì mạo hiểm, các quan chức Mỹ đã quyết định tìm các thiết bị thay thế và chấp nhận trì hoãn tiến độ của chương trình.

Theo ông Verdon, thời gian hoãn ra mắt B61-12 có thể được rút ngắn vì cơ quan này đã nhận được nhiều đề xuất thay thế các bộ phận cần thiết.

B61-12 là bản nâng cấp sâu của bom hạt nhân B61. Thân bom và hệ thống điều dẫn đều được cải thiện.

Hà Dung

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/the-gioi/bom-hat-nhan-khung-cua-my-co-nguy-co-xuat-xuong-muon-470058.html