'Bồi' thêm tối hậu thư về thương vụ mua S-400 của Nga, Mỹ vẫn không làm Thổ Nhĩ Kỳ 'chùn bước'

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố Ankara đã quyết tiếp tục thương vụ mua vũ khí S-400 của Nga mặc mối đe dọa từ Mỹ.

Theo Ibtimes, Mỹ vừa ra hạn chót là ngày 31/7 để Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga nếu không muốn việc các phi công của Ankara phải hủy bỏ sự huấn luyện sử dụng máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Điều này mở ra những căng thẳng mới và làm gia tăng rạn nứt giữa hai đồng minh.

Mỹ cũng đe dọa sẽ trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là điều rất đáng ngại Ankara bởi kể từ năm 2018, quốc gia này đã rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ.

Hôm 7/6, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ellen Lord cảnh báo rằng nếu Ankara không tuân thủ đòi hỏi này, các phi công Thổ Nhĩ Kỳ đang được huấn luyện lái chiến đấu cơ F-35 ở Mỹ sẽ bị trục xuất và thỏa thuận với một số công ty Thổ Nhĩ Kỳ về việc sản xuất linh kiện cho F-35 sẽ bị hủy.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Nga Putin

Mỹ đưa ra tối hậu thư trên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ gửi nhân viên đến Nga để bắt đầu tham gia chương trình huấn luyện với hệ thống S-400. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 4/6 cũng nhấn mạnh nước này quyết tâm thực hiện thương vụ với Nga bất chấp sức ép từ Mỹ, một đồng minh trong NATO.

Washington xem sự hiện diện của S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ là mối đe dọa an ninh lớn với máy bay F-35 của Mỹ cũng như toàn thể an ninh NATO. Mỹ đã ngừng giao một số bộ phận máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ trong khi Ankara đã ký thỏa thuận mua 4 máy bay mẫu này từ Washington, New York Times cho hay.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên rạn nứt vào năm 2003 khi Ankara từ chối cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik để tấn công Iraq. Sự rạn nứt trong mối quan hệ này ngày một tăng. Và chính sách đối ngoại của Ankara đã phát triển theo hướng tìm kiếm các đồng minh khác như Nga.

Chương trình sản xuất máy bay F-35 được Mỹ khởi động vào những năm 90 và đây là chương trình đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự Mỹ, theo AFP.

Máy bay tàng hình F-35 được thiết kế để hoạt động đồng bộ với các hệ thống quân sự của NATO, trong đó có phòng thủ tên lửa. Điều này dẫn đến nỗi lo rằng Nga có thể điều chỉnh năng lực của hệ thống S-400 để đối phó với NATO thông qua thông tin thu thập được từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã gửi "tối hậu thư" cho người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar. Theo đó, nếu Ankara tiếp tục kế hoạch mua S-400 của Nga thì Mỹ sẽ xóa bỏ quyền tham gia phát triển và sử dụng F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Thổ Nhĩ Kỳ phải chọn lựa thay đổi quyết định, nếu Ankara không mua S-400 nữa thì chúng tôi sẽ để nước này quay lại mua F-35”, bà Patrick Shanahan cho biết.

Ellen Lord, thứ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ thời hạn Mỹ đưa ra đồng thời khẳng định rằng Ankara đã gửi quân nhân sang Nga để bắt đầu học cách sử dụng S-400. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng tuyên bố Ankara đã quyết tiếp tục thương vụ mua vũ khí của Nga mặc mối đe dọa từ Mỹ. “Chúng tôi đã không nhận được đề nghị tích cực từ phía Mỹ về thương vụ Patriot giống như từ Nga”, ông Erdogan cho hay.

Theo Interfax, Giám đốc điều hành Tập đoàn Quốc phòng Rostec (Nga), ông Sergei Chemezov, hôm 7/6 thông báo nước này sẽ bắt đầu vận chuyển các hệ thống S-400 đến Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 2 tháng tới. Ông Chemezov nói Moscow đã hoàn tất chương trình hướng dẫn sử dụng S-400 cho các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/boi-them-toi-hau-thu-ve-thuong-vu-mua-s-400-cua-nga-my-van-khong-lam-tho-nhi-ky-chun-buoc-a437301.html