Bồi hồi chuyện tình trong 'Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây' của Phạm Tiến Duật

Theo Phạm Tiến Duật, bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây được lấy cảm hứng từ chuyện tình có thật. Tâm trạng đang yêu của chàng trai trẻ đã lây sang tác giả khiến ông viết hai câu: Anh lên xe trời đổ cơn mưa/Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ.

“ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật, được sáng tác trong những năm tháng chống Mỹ của dân tộc, trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.

“ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật, được sáng tác trong những năm tháng chống Mỹ của dân tộc, trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.

Bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây vừa là một bản quân ca hùng tráng, vừa là một khúc tình ca lãng mạn.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác Bài thơ Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây sáng tác cuối năm 1969 tại một làng nhỏ bên bờ sông Son của tỉnh Quảng Bình, làng Cổ Giang, một làng nghèo khó mà nề nếp. Cái làng ấy ở không xa nơi cổng đường 20 xe ngang dãy núi Trường Sơn.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật cho biết thêm, bài làm xong cuối năm 1969, nhưng hai dòng đầu tiên thì có trước đó gần hai năm.

Nhân vật tạo hứng cho nhà thơ là bạn ông, một họa sỹ. Hồi ấy, bạn nhà thơ yêu một cô y tá ở phía Ðông Trường Sơn. Ngồi chung một cabin xe đi sang phía Tây, suốt đường chàng trai đang yêu chỉ nhắc đến người yêu.

“Nỗi nhớ của anh ấy lây lan sang cả tôi, sang cả người lái xe. Mãi đến khi trời mưa, cái gạt nước phía trước mặt đã giúp tôi viết hai dòng đầu tiên: Anh lên xe trời đổ cơn mưa/ Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ”.

Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu thế hệ nhà thơ thời chiến tranh chống Mỹ. Thơ ông là cả một Trường Sơn thu nhỏ với những anh bộ đội lái xe quả cảm và vui tính, với những thanh niên xung phong ngày đêm làm nhiệm vụ mở đường.

Điểm độc đáo của thơ Phạm Tiến Duật là sự lạc quan, yêu đời giữa khói lửa đạn bom. Chính vì thế ông mới có thể viết lên được những câu thơ say đắm “Đường ra trận mùa này đẹp lắm/Trường sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”.

Năm 1971, bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc. Bài hát cũng được đánh giá là một trong những tình khúc hay nhất thời chống Mỹ và trở nên quen thuộc với nhiều người đến tận ngày nay.

Một chi tiết cũng khá thú vị là trong một số bài karaoke chạy dòng thơ “Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ” trong khi bản gốc bài thơ là "xua đi nỗi nhớ". Cố nhạc sỹ cho biết, xua tan thì còn gì là tình yêu. Không chỉ “xua tan” nỗi nhớ mà còn “xua tan” cả thơ ca nữa.

Mời độc giả xem video:Quảng Ninh: Nhanh chóng khắc phục hậu quả ngập lụt, sạt lở do mưa lớn. Nguồn: QTV.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/sach-hay/boi-hoi-chuyen-tinh-trong-truong-son-dong-truong-son-tay-cua-pham-tien-duat-1541770.html