Bộ Y tế: Người dân không nên hoang mang với phản ứng sau tiêm Combe Five

Sáng nay 9/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác tiêm chủng tại Hà Nội. Theo đó, Bộ trưởng đã trực tiếp đi thị sát tại hai xã Phú Nghĩa và Ngọc Hòa (huyện Chương Mỹ) trước khi làm việc với UBND TP, Sở Y tế Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác tiêm chủng tại trạm y tế xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ)

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác tiêm chủng tại trạm y tế xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ)

Tại trạm y tế xã Phú Nghĩa, trong sáng nay có 42 em bé đến tiêm chủng, còn tại xã Ngọc Hòa là hơn 50 trẻ đến tiêm trong số này nhiều cháu tiêm.

Báo cáo với đoàn kiểm tra của Bộ Y tế, ông Hoàng Đức Hạnh (PGĐ Sở Y tế HN) cho biết, từ năm 2018 Hà Nội đã thực hiện đổi đổi lịch tiêm chủng, trước đây theo theo tháng, giờ theo tuần giúp các cháu tiếp cận với việc tiêm chủng tốt hơn.

Cho đến ngày 8/1/2019 có 50% số xã phường trên địa bàn tiêm Combe Five, với 5.701 trẻ được tiêm. Tron đó có 180 trường hợp phản ứng thông thường, 2 trường hợp nặng hơn (ho, sốt kéo dài) hiện đã ổn định.

“Các trường hợp phản ứng thông thường chủ yếu sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, tuy nhiên đều nằm trong phạm vi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới… Các phản ứng nằm trong tầm kiểm soát. Theo đó, tỷ lệ sốt cao chiếm 39- 40%, phản ứng tại chỗ 30- 40% nhưng là phản ứng thông thường; riêng phản ứng nặng có 2 trường hợp ở huyện Quốc Oai và Mê Linh. Các bé sốt ho kéo dài đã đưa vào điều trị ở Xanh ôn ổn định”, ông Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh.

Đánh giá về công tác tiêm chủng của Hà Nội nói chung, tại hai trạm y tế nói riêng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, Hà Nội đã chuẩn bị khá tốt. Tất cả các cán bộ tham gia công tác tiêm chủng đều được tập huấn, cấp chấn chỉnh, các thông tư hướng dẫn quy trình khám sàng lọc, theo dõi tiêm chủng, theo dõi sau tiêm, ghi chép sổ sách đều làm tốt, đặc biệt có phần mềm giành riêng cho tiêm chủng.

Bộ trưởng cũng đánh giá, công tác hậu cần, dây truyền lạnh, vắc xin và bộ chống sốc phản vệ đã được Hà Nội chuẩn hóa theo những thông tư quy định mới nhất và do Hội đồng khoa học quy định chặt chẽ. Điều này giải quyết tốt vấn đề chống sốc.

“Chính quyền địa phương, các cấp cũng như cán bộ địa phương đã tập trung cao độ thay vì tiêm hàng tháng chuyển tiêm hàng tuần giúp trẻ có nhiều cơ hội, số lượng trẻ được tiêm chủng tăng lên.

Vừa qua, Hà Nội cũng có trường hợp phản ứng sau tiêm và đau tại chỗ, nặng nữa có tím tái, sốc phản vệ. Tuy nhiên, tất cả các loại vắc xin kể cả thuốc điều trị đã tiêm vào người thì chắc chắn có tỷ lệ phản ứng từ nhẹ cho đến nặng. Nhưng vẫn phải tiêm vì xác suất để cứu sống người rất nhiều so với tỷ lệ tai biến”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Hiện tại công tác xử trí tai biến được tập huấn kỹ, các cơ sở y tế đều sẵn sàng tiếp nhận các cháu. Cán bộ tiêm chủng đã tư vấn rất kỹ cho gia đình đưa trẻ đi tiêm trong đó có theo dõi sau tiêm chủng…

Do đó, Bộ trưởng khuyến cáo “người dân không nên hoang mang. Hiện nay Hà Nội đã tiêm 5.000 cháu thì tỷ lệ phản ứng nằm trong giới hạn cho phép. Có hai trường hợp có sốt, tím tái sau đó đã được cứu chữa kịp thời.

Ngành y tế đang cố gắng hết sức để các cháu đạt tỷ lệ tiêm cao nhất. Nhất là trong mùa đông, hay xuất hiện dịch sởi, ho gà… nếu không tiêm chủng thì nguy cơ mắc bệnh cao. Làm sao để bố mẹ phát hiện sớm phản ứng để đưa các cháu đến viện gần nhất để được cứu chữa theo phác đồ điều trị”.

Để phòng ngừa các nguy cơ phản ứng sau tiêm vaccine ComBE Five, Bộ Y tế khuyến cáo không tiêm chủng vaccine cho các trường hợp:

- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vaccine DPT-VGB-Hib lần tiêm chủng trước hoặc vaccine có thành phần DPT.

- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như: hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan.

- Tạm hoãn tiêm chủng vaccine DPT-VGB-Hib cho các trường hợp trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

- Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).

- Trẻ mới truyền máu, các sản phẩm từ máu hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng.

- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.

- Trẻ có cân nặng dưới 2.000 gram...

Khi đưa trẻ đi tiêm, cha mẹ cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân. Chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoăc có bất thường gì khác.

GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, những trường hợp bị phản ứng sau tiêm vaccine ComBE Five vừa qua đó là những biểu hiện thông thường khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, như: sưng, đau, quấy khóc. Hơn nữa, loại vaccine ComBE Five mới này có thành phần tương tự vaccine Quinvaxem và trước khi triển khai tiêm chủng mở rộng, cơ quan chức năng đã kiểm định chất lượng an toàn mới đưa vào sử dụng.

Tại nước ta, trong thời gian triển khai thí điểm vaccine ComBE Five tại 7 tỉnh thành (Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp và Bà Rịa Vũng Tàu) tính đến ngày 30-11 đã có trên 17.356 trẻ đã được tiêm vaccine ComBE Five đạt tỷ lệ tiêm chủng đạt 75,7%. Việc theo dõi phản ứng sau tiêm vaccine ComBE Five được thực hiện chủ động, chặt chẽ trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng và được ghi chép, báo cáo tất cả các trường hợp phản ứng thông thường.

Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ phản ứng thông thường (sốt

ComBE Five là vaccine phối hợp “5 trong 1” phòng 5 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và bệnh viêm não Hib) do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất và được Bộ Y tế sử dụng thay thế vaccine Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng.

Đào Cảnh

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/bo-y-te-nguoi-dan-khong-nen-hoang-mang-voi-phan-ung-sau-tiem-combe-five-post287305.info