Bộ Tứ kim cương Mỹ quyết ngăn chiến lược đất hiếm

Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đang xây dựng chuỗi thu mua đất hiếm để chống lại sự thống trị của Trung Quốc.

Hôm 11/3, các quốc gia thuộc nhóm Quad ("Bộ tứ Kim cương") gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã thảo luận xây dựng chuỗi thu mua đất hiếm để chống lại sự thống trị của Trung Quốc.

Bộ Tứ Kim cương (Quad) muốn phá thế độc quyền của Bắc Kinh trong đất hiếm.

Bộ Tứ Kim cương (Quad) muốn phá thế độc quyền của Bắc Kinh trong đất hiếm.

Nhóm này có ý định hợp tác tài trợ cho các dự án phát triển và công nghệ sản xuất mới, đồng thời dẫn đầu về soạn thảo các quy tắc quốc tế.

Ban đầu, họ sẽ tập trung đưa ra công nghệ lọc chất thải phóng xạ với chi phí thấp, thu xếp để tổ chức tài chính trực thuộc chính phủ cung cấp khoản vay cho doanh nghiệp khai thác và lọc dầu. Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ kế hoạch xử lý quặng của Úc tại Mỹ và Nhật Bản đang cân nhắc có nên tham gia thỏa thuận này hay không.

Các nhà lãnh đạo của "Bộ tứ" gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Úc Scott Morrison dự kiến tham dự một cuộc họp trực tuyến hôm 12-3 để "xác nhận kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào đất hiếm do Trung Quốc sản xuất".

Nhiều công ty công nghệ lớn dựa vào đất hiếm do Trung Quốc sản xuất như neodymium - rất cần thiết cho xe điện và lithium - được sử dụng trong pin. Các kim loại này cũng rất cần thiết cho tuốc-bin gió và cơ sở hạ tầng "khử cacbon" khác.

Theo Nikkei, Trung Quốc gần như độc quyền trong việc tách và tinh chế đất hiếm, gây ra những lo ngại liên quan đến môi trường và hủy hoại đất. Trong khi đó, Mỹ xuất khẩu quặng đất hiếm sản xuất trong nước sang Trung Quốc, sau đó nhập khẩu 80% lượng đất hiếm tinh chế trở lại.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết vào năm 2020, Trung Quốc chiếm 58% sản lượng đất hiếm toàn cầu, giảm so với khoảng 90% cách đây 4 năm. Nguyên nhân là do Mỹ và Úc dần dần tăng cường sản xuất đất hiếm của riêng mình.

Tháng trước, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (“MIIT”) đã ban hành Quy chế Quản lý Đất hiếm để lấy ý kiến rộng rãi cho đến ngày 15/2/2021. Thông qua quy định sắp tới này, Trung Quốc có ý định bảo vệ lợi ích quốc gia và an ninh công nghiệp của mình cũng như ngăn chặn các hoạt động như khai thác bất hợp pháp, khai thác phá hoại, sản xuất không có kế hoạch và quy khác.

Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm phải tuân theo các quy định của pháp luật, chẳng hạn như kiểm soát ngoại thương và xuất khẩu.

Giá đất hiếm đang tăng mạnh xuất hiện các tin tức cho rằng Trung Quốc có thể một lần nữa sử dụng vật liệu này làm vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tình trạng thiếu nguyên liệu thô sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến chuỗi cung ứng điện tử vốn đã bị hạn chế bởi tình trạng khan hiếm chip bắt đầu từ năm ngoái.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden có sáng kiến hỗ trợ cái gọi là khai thác “năng lượng xanh”, nhưng không chắc quốc gia này sẽ tăng đáng kể sản lượng đất hiếm trong 4 năm tới bằng cách nào.

Để mở một khu mỏ không giống như xây dựng một nhà máy. Để mở một mỏ khai thác có thể mất ba đến bốn năm lập kế hoạch, sau đó có thể mất hai năm và ba năm nữa để xây dựng các cơ sở cần thiết, nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, dẫu điều này là hiếm khi xảy ra. Như vậy sẽ mất 8 năm chuẩn bị trước khi bắt đầu đưa khu mỏ đi vào sản xuất một cách thuận lợi.

Nhưng đại dịch toàn cầu đang khiến dòng đầu tư thay đổi và rủi ro hơn bất cứ lúc nào. Những yếu tố dù nhỏ nhất cũng có thể có tác động to lớn đến các chuỗi cung ứng kéo dài trên toàn cầu và nền kinh tế quốc gia.

Cựu Đô đốc Hải quân Mỹ James Stavridis từng trình bày trên Bloomberg rằng Trung Quốc sẽ cố gắng hết sức để duy trì sự kiểm soát tổng thể đối với nguồn cung đất hiếm toàn cầu nhưng ở mức dùng chúng như một loại "vũ khí" thì có thể là không.

Chiến lược đó dường như nhằm mục đích cho phép nguồn cung vừa đủ để giữ ngưỡng gia nhập của các đối thủ có khả năng cạnh tranh mạnh hơn. Ý tưởng này giống như cách Nga và nhóm OPEC muốn sử dụng OPEC+ để điều phối thị trường dầu.

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/bo-tu-kim-cuong-my-quyet-ngan-chien-luoc-dat-hiem-3428899/