Bộ tứ Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo chiến thắng tại thị trường nhiều nước như thế nào?

Khi mà Apple công bố doanh số bán iPhone giảm sâu tại Trung Quốc, giới chuyên gia ngành khẳng định rằng việc điện thoại Trung Quốc ngày một trở nên phổ biến hơn là nguyên nhân chính.

Ảnh: Reuters

Đối với phần lớn người Mỹ, những cái tên sau không hề quen thuộc, và thậm chí có thể khó phát âm: Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo.

Theo báo New York Times, đây là những thương hiệu điện thoại thông minh lớn nhất tại Trung Quốc. Trên khắp thế giới, dù không phải tại Mỹ, họ đang khiến cho các thị trường điện thoại thông minh trở nên ngày một cạnh tranh hơn.

Trong tuần này, khi mà Apple công bố doanh số bán iPhone giảm sâu tại Trung Quốc, giới chuyên gia ngành khẳng định rằng việc điện thoại Trung Quốc ngày một trở nên phổ biến hơn là nguyên nhân chính.

Khi mà thị trường điện thoại tại Trung Quốc đạt đến điểm bão hòa, doanh số bán điện thoại thông minh giảm trên khắp thế giới, các nhà sản xuất thiết bị di động Trung Quốc đang đẩy mạnh cạnh tranh hơn và họ ngày có một nhiều người tiêu dùng yêu thích tại nhiều nơi như Pháp, Đức, Ấn Độ, Đông Nam Á nơi người tiêu dùng nhận ra rằng chiếc điện thoại có giá chỉ bằng một phần so với iPhone cũng có thể có đầy đủ các chức năng như vậy.

Apple hiện vẫn đứng đầu thị trường tại nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, trong nhóm các điện thoại di động cao cấp. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp như Huawei đang có được ngày một nhiều thành công giống như họ đã từng làm được ở Trung Quốc, họ cạnh tranh với iPhone về trải nghiệm điện thoại cũng như giá trị mang lại cho người dùng, họ thu hút được nhiều khách hàng về giá cả, họ khiến cho người tiêu dùng phải nghĩ lại trước khi họ mua sản phẩm của Apple.

Chênh lệch về giá rất đáng để cân nhắc: tại Trung Quốc, điện thoại iPhone XR có giá khoảng 950USD trong khi đó điện thoại cao cấp nhất của Huawei có giá khoảng 600USD, các mẫu điện thoại của Xiaomi cũng có giá tương đương; iPhone XS thậm chí còn đắt hơn, có giá lên đến 1.250USD/ounce.

Các công ty như Huawei hay Oppo đã có nhiều thành công trong việc cải tiến tính năng và chất lượng để thu hút người tiêu dùng giàu có tại Trung Quốc, chuyên gia phân tích tại Thượng Hải của công ty nghiên cứu Canalys, ông Mo Jia, nói. Các chiến dịch tiếp thị và quảng bá sản phẩm rầm rộ tại châu Âu cho thấy rằng các công ty tin người tiêu dùng vốn quen dùng iPhone sẽ thay đổi quan điểm.

Để có thể chinh phục được thị trường châu Âu, Huawei, công ty điện thoại và thiết bị viễn thông lớn của Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến, đã không chỉ quan tâm đến những cửa hàng điện thoại. Huawei đã tài trợ cho nhiều buổi hòa nhạc tại Hy Lạp, hợp tác với liên đoàn bóng bầu dục Lithuania và quyên tiền tài trợ cho Lễ hội Trung Quốc tại Cologne, Đức. Trong năm trước, Vivo tài trợ cho Thế Vận hội Bóng đá thế giới tại Nga.

Xiaomi, công ty điện thoại có trụ sở tại Bắc Kinh được sáng lập năm 2010, từ một tên tuổi vô danh đã trở thành thương hiệu điện thoại di động lớn thứ 4 tại châu Âu vào đầu năm ngoái, theo Canalys. Hãng này đã vươn lên đứng đầu tại thị trường Ấn Độ thông qua việc mở hàng trăm cửa hàng điện thoại tại các vùng nông thôn Ấn Độ.

Một nhân viên ngân hàng 25 tuổi sống tại khu vực miền Bắc nước Pháp, anh Clément Blaise, dùng iPhone cho công việc và điện thoại Xiaomi cho các công việc cá nhân. Anh cho biết anh phải xạc điện thoại iPhone suốt ngày, thế nhưng có thể dùng Xiaomi đến 2 ngày mà không cần xạc.

Anh Blaise nói: “Chúng ta thường có quan niệm sai lầm rằng các thương hiệu Trung Quốc không tốt, và rằng sản phẩm của họ rẻ tiền. Thế nhưng chênh lệch giá cả bù đắp cho tất cả mọi nỗi lo lắng. Khi mà giá rẻ hơn đến 170USD, tại sao không nên thử nhỉ?”

Các hãng điện thoại Trung Quốc đang có những bước tiến quan trọng để thâm nhập vào thị trường Mỹ. Đã nhiều năm nay, chính phủ Mỹ cố gắng ngắn chặn hoạt động kinh doanh điện thoại Huawei và thiết bị viễn thông Huawei. Vào năm 2012, phiên điều trần của Quốc hội Mỹ đã cho rằng Huawei tiềm ẩn mối nguy với an ninh quốc gia Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Trump đã hối thúc chính phủ các nước đồng minh phương Tây đưa ra quyết định tương tự.

Những mối lo về an ninh tuy nhiên đã không làm nản lòng người mua. Một sinh viên đại học tại Athens, Hy Lạp, cho biết anh đã không ngừng bị hấp dẫn bởi quảng cáo của Huawei trong các chuyến du lịch châu Âu trong thời gian gần đây. Anh cho biết anh mua Huawei bởi thương hiệu này dường như có vẻ quen mắt hơn.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/the-gioi/bo-tu-huawei-xiaomi-oppo-va-vivo-chien-thang-tai-thi-truong-nhieu-nuoc-nhu-the-nao-3487883.html