Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì về việc độc quyền sách giáo khoa?

Điểm tốt của một chương trình sách giáo khoa là ổn định cho toàn quốc, giáo viên khác nhau, trình độ khác nhau nhưng cũng có nhiều bất cập như nhiều thầy cô phụ thuộc vào sách giáo khoa dẫn đến máy móc, cứng nhắc, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mở đầu phần giải trình chiều 26/10 trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, vấn đề thi là một trong những vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội thời gian vừa qua theo Bộ trưởng, Bộ đã thực hiện chủ trương Nghị quyết trung ương 29 quy định rõ tiến tới đổi mới tổ chức thi theo hướng giảm áp lực, trung thực, khách quan, Chính phủ có Nghị quyết 44 hướng tới kỳ thi đáp ứng được nhiệm vụ này. Thi gắn với quá trình đổi mới sách giáo khoa, theo hướng kỳ thi đánh giá năng lực học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đây là kỳ thi cân nhắc nhiều.

“Qua các năm, mục tiêu đặt ra giảm áp lực, đỡ tốn kém cho xã hội đã được chứng minh rõ, khách quan trung thực khá rõ, tỷ lệ quay cóp giảm nhiều còn độ trung thực, theo chúng tôi quan sát kỳ thi nào cũng có vấn đề”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Xảy ra hiện tượng có dấu hiệu sai phạm Bộ đã báo cáo Thủ tướng Phó Thủ tướng và quan điểm làm đến nơi đến chốn, đối tượng sai đến đâu xử đến đấy. Hiện có 11 cán bộ sai phạm đã bị xử lý trong đó Hà Giang 2, Sơn La 6 và Hòa Bình 3, tới đây sẽ làm tiếp. “Cá nhân tôi kiên quyết chống tiêu cực”, ông nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề sách giáo khoa, theo Bộ trưởng Nhạ đây là vấn đề đã được nhận diện từ lâu. Nghị quyết 40 Quốc hội khóa X năm 2000 đổi mới chương trình sách giáo khoa kết luận việc có một bộ sách giáo khoa. Theo Luật xuất bản, Bộ Giáo dục giao việc biên soạn, biên tập, chỉnh lý cho Nhà xuất bản giáo dục nên độc quyền theo hướng nhà nước giao cho một nhà xuất bản.

Theo Bộ trưởng Nhạ, điểm tốt là chương trình ổn định cho toàn quốc, giáo viên khác nhau trình độ khác nhau nhưng cũng có nhiều bất cập như nhiều thầy cô phụ thuộc vào sách giáo khoa dẫn đến máy móc, cứng nhắc, khi xây dựng Nghị quyết 88 Quốc hội bàn rất kỹ về việc này.

Bên cạnh đó, sách giáo khoa chỉ có một bộ nên chưa khai thác được trí tuệ của nhiều thầy cô giáo, nhiều tầng lớp nhân dân, một bộ sách giáo khoa trong bối cảnh như vừa rồi, quản lý rất phức tạp. Tới đây một số bộ sách giáo khoa trình độ không đồng đều chính vì vậy Quốc hội trong Nghị quyết 88 đã giao Bộ chủ động xây dựng một bộ sau đó khuyến khích các đơn vị khác để không độc quyền.

“Sách giáo khoa là tài liệu quan trọng thể hiện phương án, bên cạnh đó còn tài liệu khác, thiết kế sách giáo khoa tạo cơ hội thầy cô chủ động sáng tạo và linh hoạt đối với các vùng miền, 80% là khung, 20% ở đặc điểm vùng miền, chuyên đề địa phương tạo ra sự linh hoạt”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Khi thiết kế sách giáo khoa khác sách tham khảo thông thường, khó nhất là khâu biên soạn, sau đến biên tập, đồ họa còn in ấn, phát hành nhiều người biết. “Chúng tôi khi lường được việc thiết kế bài tập có ô điền, vẽ, nối đuôi, tô màu để các cháu vẽ, tô. Bộ Giáo dục đã hướng dẫn cùng việc hướng dẫn các việc khác như chào cờ, hát quốc ca, vệ sinh... một số hoạt động tốt nhưng riêng hướng dẫn các cô trò hạn chế việc vẽ vào sách giáo khoa chưa được tiến triển lắm”, Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng, khi học sinh học vẽ vào như vậy luyện phương pháp tốt hơn, tới đây khi biên soạn sách chỉ đạo giảm thiết kế ở mức nhất định để hạn chế mức độ vẽ, tô tránh sự lãng phí.

Về giáo viên, Bộ trưởng Nhạ khẳng định, Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm chất lượng quy chuẩn giáo viên, tại thời điểm này có nhiều vấn đề quy chuẩn, chất lượng, về sử dụng tuyển dụng theo phân cấp chính quyền địa phương.

“Tôi tha thiết mong muốn không giảm biên chế giáo viên một cách cơ học, với giáo dục phổ thông đặc biệt mầm non phải có đủ giáo viên”, Bộ trưởng nói.

BẢO VY

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh/bo-truong-phung-xuan-nha-noi-gi-ve-viec-doc-quyen-sach-giao-khoa-3477072.html