Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 ở chợ truyền thống, siêu thị, TTTM tại Sài Gòn

Theo đó, TPHCM vừa ban hành 10 tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với các chợ truyền thống, trung tâm thương mại.

Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP. HCM Lê Thanh Liêm vừa ký ban hành bộ 10 tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với các chợ truyền thống, trung tâm thương mại.

Đối với lĩnh vực công thương, ba Bộ tiêu chí cụ thể áp dụng cho chợ đầu mối, chợ truyền thống (có nhà lồng), siêu thị, trung tâm thương mại. Mỗi Bộ tiêu chí đều có các tiêu chí thành phần bắt buộc cụ thể không được 0 điểm.

Công thức đánh giá tiêu chí an toàn (TCAT) như sau: TCAT=(TP1 TP2 TP3 …. TP10).

Nếu đạt từ 80 điểm trở lên, đơn vị đảm bảo tiêu chí hoạt động an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và được phép hoạt động.

Nếu đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm, đơn vị tương đối đảm bảo tiêu chí hoạt động an toàn phòng, chống dịch Covid-19, được hoạt động nhưng phải thực hiện khắc phục ngay các tiêu chí không đạt trong vòng 1 tuần kể từ khi có kết quả đánh giá và được UBND địa phương kiểm tra định kỳ.

Nếu đạt dưới 50 điểm, đơn vị không đảm bảo tiêu chí hoạt động an toàn phòng, chống dịch Covid-19, đơn vị phải tạm dừng hoạt động; đồng thời phải khắc phục ngay các tiêu chí theo hướng dẫn để được hoạt động trở lại.

Đặc biệt mỗi bộ tiêu chí đều có các tiêu chí thành phần bắt buộc phải đạt yêu cầu. Trường hợp các tiêu chí bắt buộc này bị 0 điểm, đơn vị phải tạm dừng hoạt động và chỉ được mở cửa hoạt động trở lại khi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bắt buộc.

Đối với các chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM phải tuân thủ các tiêu chí:

Có sơ đồ hướng dẫn lối vào lối ra riêng biệt.

Xây dựng và triển khai phương án tránh ùn tắc xe vận chuyển hàng hóa tại cổng chợ.

Trang bị bồn rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn cho nhân viên, tiểu thương và khách hàng tại các lối ra và khu vực khác (nhà vệ sinh, khu vực trong nhà lồng...)

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bố trí bảo vệ thực hiện đo thân nhiệt và nhắc nhở nhân viên, thương nhân, người lao động và khách đeo khẩu trang khi vào chợ.

Phát loa nhắc nhở khách hàng, nhân viên thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu...).

Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn đối với nền nhà, lối đi trong chợ và các khu vực công cộng bằng dung dịch tẩy rửa ít nhất 1 lần/ngày.

Thực hiện khử khuẩn đối với nhà vệ sinh chung. Ít nhất 4 lần/ngày được 10 điểm, Từ 1 đến 3 lần/ngày được 5 điểm.

Thực hiện thu gom rác và đưa đi xử lý đúng nơi quy định.

Trang bị khẩu trang cho từng cán bộ, nhân viên của đơn vị (nhân viên quản lí, bảo vệ).

Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Đối với các chợ truyền thống có nhà lồng trên địa bàn TPHCM phải tuân thủ các tiêu chí:

Trang bị bồn rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn... cho nhân viên, thương nhân và khách hàng tại các lối ra vào và khu vực khác (khu vực trong nhà lồng, khu nhà vệ sinh.. .)

Bố trí bảo vệ tại cổng ra vào chợ để kiểm soát, nhắc nhở nhân viên, thương nhân và khách đeo khẩu trang khi vào chợ.

Bố trí bảo vệ thực hiện đo thân nhiệt cho nhân viên, thương nhân và khách khi vào chợ.

Bố trí nhân viên thường xuyên nhắc nhở người dân mua bán tại chợ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong chợ nhà lồng: không tụ tập đông người, giữ khoảng cách tối thiểu, không tháo khẩu trang khi trao đổi, mua sắm...

Phát loa nhắc nhở khách hàng, nhân viên thường xuyên thực hiện biện pháp phòng chống dịch Covid-19 (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu...)

Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn đối với nền nhà, lối đi trong chợ và các khu vực công cộng bằng dung dịch tẩy rửa ít nhất 1 lần/ngày.

Thực hiện khử khuẩn đối với nhà vệ sinh chung.

Thực hiện thu gom rác và đưa đi xử lý đúng nơi quy định.

Trang bị khẩu trang cho từng cán bộ, nhân viên của đơn vị (nhân viên quản lí, bảo vệ).

Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM phải tuân thủ các tiêu chí:

Có sơ đồ hướng dẫn lối vào lối ra riêng biệt

Tại khu vực quầy thu ngân của siêu thị, hay các quầy thu ngân tại các khu vực mua sắm của TTTM có kẻ vạch giãn cách giữa các khách hàng xếp hàng thanh toán.

Ảnh minh họa

Trang bị bồn rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn cho nhân viên, tiểu thương và khách hàng tại các lối ra và khu vực khác (nhà vệ sinh, khu vực trong nhà lồng...)

Bố trí bảo vệ nhắc nhở khách hàng đeo khẩu trang, rửa tay khi vào siêu thị, TTTM.

Bố trí bảo vệ thực hiện đo thân nhiệt cho khách hàng khi vào siêu thị, TTTM.

Khử khuẩn khu vực bán hàng đối với các bề mặt khách thường xuyên tiếp xúc: giỏ hàng, xe đẩy hàng, nút bấm thang máy, tay vịn thang máy, tay nắm cửa, khu vui chơi trẻ em, khu nhà vệ sinh chung...

Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn, đối với nền nhà, lối đi chung, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng... ít nhất 1 lần.ngày.

Phát loa nhắc nhở khách hàng, nhân viên thường xuyên thực hiện biện pháp phòng chống dịch Covid-19 (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu...)

Tăng cường thông khí tại các phòng, gian bán hàng, khu vui chơi,... của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ hoặc có các giải pháp phù hợp khác, hạn chế sử dụng điều hòa.

Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại đơn vị.

PV

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/bo-tieu-chi-danh-gia-an-toan-trong-phong-chong-dich-covid-19-o-cho-truyen-thong-sieu-thi-tttm-tai-sai-gon-2202024411336958.htm