Bổ sung lá chắn thép cho Mỹ, Israel càng khiến mãnh thú Pantsir-S1 Nga thất thế

Quân đội Mỹ sẽ chính thức mua một số hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel. Việc được Mỹ tin dùng càng làm cho danh tiếng của hệ thống đánh chặn tầm gần Israel lên cao và vô tình dìm Pantsir-S1 Nga trên thị trường xuất khẩu.

Hôm 6-2-2019, quân đội Mỹ tuyên bố sẽ mua hệ thống đánh chặn Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel để bảo vệ binh sĩ tại các khu vực chiến sự, nhằm đáp ứng nhu cầu ngắn hạn về phòng thủ gián tiếp.

Hệ thống Iron Dome do công nghiệp quốc phòng Israel chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 2011.

Mỹ đã đóng góp 429 triệu USD cho quá trình phát triển hệ thống đánh chặn cực nguy hiểm này.

Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, Iron Dome đã đánh chặn thành công 1.200 đạn pháo, cối, rocket các loại.

Cần biết rằng đạn cố và đạn pháo là những thứ khó đánh chặn nhất do chúng có kích thước nhỏ rất khó phát hiện.

Không nhiều nước trên thế giới có thể chế tạo được hệ thống phòng không đánh chặn các loại vũ khí này.

Các cuộc tấn công liên tục và lẻ tẻ của lực lượng Hezbollah ở Lebanon và các lực lượng liên kết với Iran ở Syria đã biến Israel trở thành mục tiêu của các loại đạn pháo, cối, rocket không điều khiển và vũ khí tự chế khác.

Chính những điều này là động lực để giúp Israel phát triển và hoàn thiện hệ thống Iron Dome.

Khác với các hệ thống đánh chặn khác cùng loại trên thế giới, Iron Dome được trang bị những thiết bị điện tử tính toán rất thông minh.

Thay vì đánh chặn tràn lan, Irone Dome với hệ thống cảm biến tinh vi có thể phát hiện, theo dõi và đánh chặn mục tiêu có chọn lọc.

Nghĩa là Iron Dome có thể đưa ra đánh giá liệu tên lửa đánh chặn có đánh trúng mục tiêu hay không. Với những quả đạn rơi vào khoảng đất trống khôn gây thiệt hại, chúng sẽ không đánh chặn.

Chính điều này đã giúp hệ thống Irone Dome tiết kiệm được quả tên lửa trị giá 100.000 USD.

Hệ thống vẫn có sai số khi đánh chặn, nhưng các quan chức Mỹ và Israel đánh giá Iron Dome có tỷ lệ thành công tới 90% khi triển khai hoạt động tại Dải Gaza, một trong những nơi thường xuyên bị tấn công bởi đạn cối, rocket và đạn pháo nhiều nhất trên thế giới.

Iron Dome được giới phân tích đánh giá là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả nhất thế giới.

Trong khi Mỹ, Nga và Trung Quốc đầu tư mạnh vào các hệ thống phòng không cao cấp để bắn hạ máy bay tàng hình trong cuộc chiến tranh công nghệ cao, không quốc gia nào thực sự đánh chặn nhiều tên lửa, cối và đạn pháo như Israel.

Giới phân tích nhận xét, việc quân đội Mỹ mua hệ thống Iron Dome để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, trong khi đánh giá lại các lựa chọn với vũ khí trong nước.

“Iron Dome sẽ được đánh giá và thử nghiệm như các hệ thống sẵn có để bảo vệ binh sĩ Mỹ trước mối đe dọa từ hỏa lực gián tiếp và trên không. Quân đội Mỹ sẽ đánh giá nhiều tùy chọn trong dài hạn”, tuyên bố cho biết.

Quân đội Mỹ thường triển khai hệ thống phòng không Patriot để bảo vệ các cơ sở đóng quân ở trong và ngoài nước.

Hệ thống Patriot từng đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo Scud của Iraq trong chiến dịch Bão táp Sa mạc.

Tuy nhiên, hệ thống này được đánh giá là không hiệu quả khí đánh các mục tiêu tầm thấp, đặc biệt là khi được chuyển giao cho khách hàng nước ngoài.

Đơn cử là trường hợp của Saudi Arabia, hệ thống Patriot mà Mỹ bán cho nước này đã thất bại trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo và đạn pháo do phiến quân Houthi bắn vào.

Tuy vậy năng lực tác chiến của binh sĩ vẫn là phần quyết định lớn tới hệ thống đánh chặn có hiệu quả hay không. Nhưng dù gì Mỹ vẫn cần một hệ thống đánh chặn tầm thấp như Iron Dome.

Việc Iron Dome lọt vào được "mắt xanh" của quân đội Mỹ ít nhiều cho thấy sự hiệu quả của hệ thống này.

Giới phân tích nhận định bằng cách mua hệ thống Iron Dome của Israel với thành tích đánh chặn cực kỳ ấn tượng sẽ vô tình giết chết danh tiếng của Pantsir-S1 Nga.

Hệ thống của Nga bị đánh giá là hoạt động thiếu hiệu quả tại những vùng có khí hậu khắc nhiệt như Syria.

Điều này khiến cho Nga mất hợp đồng về hệ thống đánh chặn tầm thấp cung cấp cho quân đội vào tay Hàn Quốc.

Sau khi Mỹ đặt mua, rất có thể các quốc gia khác cũng sẽ theo chân để sở hữu hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel.

Đạn tên lửa của Iron Dome có tầm tác chiến hiệu quả từ 4 km tới 79 km, với cơ chế dẫn đường đặc biệt nó có thể phá hủy ngay cả đạn pháo siêu tốc.

Mỗi xe mang phóng có cơ số đạn gồm 20 quả tên lửa được đặt trong các ống phóng.

Một khẩu đội thường là 3 xe mang phóng sẽ có tổng số đạn trực chiến là 60 quả tên lửa. Việc thay thế đạn cũng diễn ra cực nhanh do chúng sử dụng module. Iron Dome xứng đáng ngôi vương trong số những hệ thống đánh chặn tầm thấp hiện nay.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-bo-sung-la-chan-thep-cho-my-israel-cang-khien-manh-thu-pantsirs1-nga-that-the/798688.antd