'Bộ não' của hệ thống A-135 đã nhanh gấp 10.000 lần

Quân đội Nga đã hoàn thành nâng cấp radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo Don-2N, khí tài này được coi là 'bộ não' của tổ hợp phòng thủ A-135 Amur.

Theo báo chí Nga, radar đa chức năng Don-2N - phần tử trung tâm và phức tạp nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 Amur đã được hiện đại hóa và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thử nghiệm. Nhờ ứng dụng công nghệ mới, hiệu suất của hệ thống máy tính đã tăng lên 4 bậc, trong khi kích thước của nó lại giảm đi 4 lần.

"Việc hiện đại hóa các bộ phận thu và phát của radar Don-2N sắp hoàn thành, quá trình lắp đặt và điều chỉnh thiết bị mới vẫn tiếp tục. Quá trình chế tạo, lắp đặt trung tâm chỉ huy và điều khiển hiện đại đã xong", Tư lệnh đơn vị phòng thủ chống tên lửa - Thiếu tướng Sergei Grabchuk cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Krasnaya Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga.

Bộ não chỉ huy của radar Don-2N làm việc trên hệ thống máy tính mới là Elbrus-90S với khả năng thực hiện khoảng 100 tỷ phép tính mỗi giây. Theo dữ liệu từ các nguồn mở, máy tính Elbrus-2 trước đây có kích thước khổng lồ, chiếm toàn bộ một tầng trong tòa nhà radar cyclopean chỉ có thể thực hiện không quá 12,5 triệu phép tính mỗi giây.

"Diện tích chiếm dụng của thiết bị đã giảm 4 lần, tiêu thụ điện năng giảm 40 lần. Nhờ giảm đáng kể số lượng khối và số ô, độ tin cậy cũng như khả năng bảo trì của tổ hợp sẽ cải thiện đáng kể. Ngoài ra thời gian khôi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu của máy tính Elbrus-90S cũng được giảm xuống", ông Grabchuk nói thêm.

Radar cảnh báo sớm tên lửa Don-2N của Nga đã được hiện đại hóa

Radar cảnh báo sớm tên lửa Don-2N của Nga đã được hiện đại hóa

Nhiệm vụ chính của Don-2N là phát hiện, theo dõi, lựa chọn và tính toán quỹ đạo của mục tiêu đạn đạo, cũng như nhắm tên lửa đánh chặn vào chúng. Các mảng ăng ten phân kỳ trên những cạnh của kim tự tháp bị cắt ngắn, bao quanh trạm, quét vùng trời và không gian gần 4.000 km theo phương vị và 40.000 km chiều cao. Chúng có thể phân biệt các vật có kích thước bằng một quả bóng tennis.

Bên cạnh radar, các tên lửa đánh chặn cũng đã được hiện đại hóa. Nhờ sự trợ giúp cũng như điều khiển của trung tâm máy tính và chỉ huy, hai loại tên lửa sẽ được sử dụng.

Đầu tiên là tên lửa đánh chặn tầm ngắn 53T6M nâng cấp, có tầm bắn 20 - 100 km sẽ đi vào hoạt động, nó sẽ được bổ sung tổ hợp cơ động A-235 Nudol với tầm bắn xa hơn và có thể bao gồm khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên quỹ đạo.

Nhờ tốc độ xử lý tăng vọt của đài radar Don-2N, trong tương lai không loại trừ loại tên lửa đánh chặn này sẽ được tích hợp công nghệ va chạm động năng có độ chính xác cực cao.

Tùng Dương

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/bo-nao-cua-he-thong-a-135-da-nhanh-gap-10000-lan-3426479/