Bộ ba tác phẩm 'Sanh hóa thạch' tại Triển lãm Sinh Vật Cảnh Quốc Oai 2018

Triển lãm SVC huyện Quốc Oai năm 2018 ngày càng sôi động khi hội tụ hàng ngàn tác phẩm chan chứa bao tình cảm của giới nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn SVC trong cả nước…

Sức nóng và sự cuốn hút của sự kiện đại tiệc khai xuân Mậu Tuất của giới SVC đã lan tỏa đến những tâm hồn yêu thiên nhiên và SVC trên mọi miền của Tổ Quốc. Từ các nghệ nhân phương Nam, đến các anh tài Đất Tổ, những người anh người bạn thân thiết từ miền Trung và cả bạn bè Quốc tế đều hồi hộp háo hức chờ mong…Cũng vì thế những tác phẩm được giới nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn từ mọi miền đát nước về với Phủ Quốc thực sự là những món quà mang nhiều giá trị vật chất và tinh thần nhân văn to lớn. Người ta thấy cả những tác phẩm của những nghệ nhân quanh năm bận rộn ít mang tác phẩm đi ở các triển lãm khác lần này cũng góp mặt. Đằng sau những tác phẩm là bao câu chuyện tâm tình của những người yêu cây. Chúng tôi sẽ dần dần kể cho những câu chuyện như vậy tới bạn đọc.

Bộ ba tác phẩm “Sanh hóa thạch” của anh Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang, Hưng Yên là một tác phẩm như vậy. Là một người yêu cây cảnh nghệ thuật từ thủa nhỏ, anh gắn bó với cây Sanh đã mấy chúc năm trường. Cũng bằng đó thời gian, anh tìm hiểu về thú chơi văn hóa cây cảnh nghệ thuật của ông cha. Anh tâm sự: “Người Nhật có biệt tài gắn với những giá trị của đời sống với văn hóa. Từ võ thuật đến hoa, cây cảnh, ẩm thực…đều thành “đạo”. Nhưng kỳ thực đó chỉ là “kỹ nghệ”, còn về các thú chơi thì ít có dân tộc nào vượt qua được người Việt về sự cầu kì, tinh xảo và khéo léo đạt đến nghệ thuật cao của cảm xúc. Chơi cây không dừng lại ở tỷ lệ, bố cục mà còn cả yếu tố phong thủy, tâm linh và mang những khát vọng, triết lý tư tưởng sâu sắc. Những thú chơi khiến người chơi ngày càng say mê và bị cuốn vào không có hồi kết. Càng học, càng ngộ ra, càng biết nhiều thì lại thấy giới hạn của mình còn quá khiêm tốn…”.

Với con mắt của nhà khảo cổ học nhìn tác phẩm cây cảnh nghệ thuật dưới góc độ những giai tầng văn hóa. Với nhà võ thuật thì thấy ở cây cảnh nghệ thuật sự uyeenr chuyển của thân pháp, của sự “thân tâm thần khí hợp nhất” tức là sự hài hòa về bố cục hình thế và thông điệp tư tưởng. Vời nhà văn, nhà thơ thì phát hiện ra những tứ thơ thật trữ tình lãng mạn…

Nhìn ba tác phẩm của anh Hiệp tôi đã cảm nhận rõ những giá trí đó. Tác phẩm mịn tít, kỹ từ rễ, bệ, thân, cành, dăm, chi lá, đến mà da, chậu đá cổ…Thoạt nhìn người ta không thể nhầm lẫn đây là những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật mang những giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Chánh Văn phòng Hội SVC thành phố Hà Nội cảm nhận về Triển lãm Quốc Oai

Bài: Trần Tuấn; Hình ảnh: Minh Dưỡng |

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/bo-ba-tac-pham-%E2%80%9Csanh-hoa-thach%E2%80%9D-tai-trien-lam-sinh-vat-canh-quoc-oai-2018-60263