Bộ ba súng trường tấn công hiện đại của Đặc công Việt Nam

Hiện nay bộ đội đặc công Việt Nam đã được trang bị 3 loại súng trường tấn công hiện đại, có uy lực cao, sức sát thương lớn để có thể tùy biến trong nhiều nhiệm vụ đó là Tar-21, Galil Ace 31 và AKMS.

Mới đây, chương trình thực tế “Xạ thủ đua tài” đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới đam mê quân sự vừa qua đã cho lên sóng tập thứ 5. Trong phần mới này, các nhân vật trải nghiệm được làm quen với cả ba loại súng trường tấn công hiện đại bậc nhất Quân đội ta hiện nay được trang bị cho lực lượng đặc công tại Lữ đoàn đặc công bộ 113. Ảnh: Các nhân vật trải nghiệm của chương trình tiếp xúc với các loại súng hiện đại.

Mới đây, chương trình thực tế “Xạ thủ đua tài” đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới đam mê quân sự vừa qua đã cho lên sóng tập thứ 5. Trong phần mới này, các nhân vật trải nghiệm được làm quen với cả ba loại súng trường tấn công hiện đại bậc nhất Quân đội ta hiện nay được trang bị cho lực lượng đặc công tại Lữ đoàn đặc công bộ 113. Ảnh: Các nhân vật trải nghiệm của chương trình tiếp xúc với các loại súng hiện đại.

Đầu tiên là súng trường tấn công Tar-21. Súng được thiết kế và chế tạo bởi hãng IWI của Israel, là một trong những mẫu súng trường tấn công được đánh giá tốt nhất thế giới hiện nay. Với thiết kế Bullup đặc trưng (cò súng nằm phía trước hộp tiếp đạn) cho phép Tar-21 có thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn giữ nguyên được chiều dài nòng, đạt uy lực cao. Ảnh: Súng Tar-21 của đặc công Việt Nam.

Hiện nay đặc công Việt Nam đang sử dụng phiên bản Ctar-21 chuyên dùng cho các lực lượng đặc nhiệm. Súng có chiều dài tổng thể 640mm với nòng súng dài 380mm, sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO, trọng lượng 3.5kg, tốc độ bắn từ 750 - 950 phát/phút. Tầm bắn hiệu quả 300m và có thể lên tới 500m nếu được trang bị thêm kính ngắm điểm đỏ. Ảnh: Súng trường tấn công Ctar-21 với ống ngắm điểm đỏ Mepro.

Bắt kịp với xu thế hiện đại của các mẫu súng trường tấn công trên thế giới hiện nay, Ctar-21 được trang bị các ray Picatinny ở trên lưng súng và phía bên phải thân súng cho phép mở rộng các loại phụ kiện như kính ngắm điểm đỏ ngày/đêm Mepro-21, kính ngắm quang học, đèn pin, đèn laser,… nhằm nâng cao khả năng tác chiến cho người lính. Ảnh: Cận cảnh các ray Picatinny trên thân súng Tar-21 của đặc công Việt Nam.

Tiếp theo cũng là một đại diện rất quen thuộc đến từ Israel - súng Galil Ace 31, phiên bản carbin nòng ngắn chuyên dùng cho các lực lượng tác chiến đặc biệt. Súng được nhà máy Z111 chế tạo theo dây chuyền công nghệ nhập khẩu của tập đoàn IWI. Đây cũng là nguyên mẫu cho phiên bản súng STV-215 sau này do Việt Nam sửa đổi. Ảnh: Súng Galil Ace 31.

Súng được sử dụng bởi đặc công Việt Nam, có chiều dài tổng thể 730mm, nòng dài 215mm, trọng lượng 3kg, tốc độ bắn 680 - 880 phát/phút, sử dụng chung cỡ đạn 7.62x39mm và có thể sử dụng cơ hộp tiếp đạn của súng AK, tầm bắn hiệu quả 250m. Ảnh: MC chương trình trải nghiệm bắn súng Galil Ace 31

Khác với STV-215 sau này có khá nhiều sửa đổi tương đồng với AK, Galil Ace 31 vẫn giữ kiểu tay kéo bệ khóa nòng ở bên trái thân súng với miếng che bụi đặc trưng. Cơ cấu chuyển chế độ bắn được trang bị ở cả bên phải thân súng và bên trái (phía trên tay cầm), ốp lót tay vẫn còn giữ nguyên 2 ray Picatinny ở hai bên được che bằng một miếng nhựa. Ảnh: Cận cảnh thân súng Galil Ace 31 với nút chuyển chế độ bắn.

Và cuối cùng và cũng là mẫu súng quen thuộc nhất, súng trường tấn công AKMS. AKMS là phiên bản báng gấp của AKM với kích thước nhỏ gọn chuyên dùng cho các lực lượng đặc nhiệm của quân đội Liên Xô và các quốc gia khác. Ảnh: Cận cảnh súng AKMS của đặc công Việt Nam.

Súng sở dụng đạn cỡ 7.62x39mm với hộp tiếp đạn 30 viên, trọng lượng 3.5kg, chiều dài nòng 415mm và chiều dài tổng thể khi mở báng là 920mm, sơ tốc đầu đạn 715m/s và tốc độ bắn 600 - 650 phát/phút. Ảnh: AKMS (phải) và Galil Ace 31 (trái) của đặc công Việt Nam.

Nhược điểm lớn nhất của AKMS so với hai loại súng còn lại của Israel là thiết kế khá cổ điển, không có khả năng mở rộng phụ kiện như kính ngắm, tay cầm, đèn pin,.. vì không có các ray Picatinny. Tuy nhiên AKMS có ren đầu nòng dùng để gắn miếng vát bù nảy, hoặc khi cần trong những nhiệm vụ đặc biệt có thể lắp nòng giảm thanh, loa che tia lửa,.. Ảnh: Cận cảnh thân súng AKMS của đặc công Việt Nam

Như vậy, có thể thấy rằng, bộ đội đặc công Việt Nam hiện nay đã được trang bị những loại súng trường tấn công hiện đại, có uy lực mạnh, phù hợp với yêu cầu những nhiệm vụ đặc thù, nâng cao đáng kể khả năng tác chiến của người lính. Ảnh: Bộ đội đặc công biệt động với súng trường Galil Ace 31 trong buổi lễ diễu binh.

Video "Lò luyện thép" của Đặc công Việt Nam - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bo-ba-sung-truong-tan-cong-hien-dai-cua-dac-cong-viet-nam-1419661.html