BMP-1 Việt Nam được lắp 'pháo lủi', không ngại đối đầu xe tăng chủ lực

Dù đã luống tuổi, tuy nhiên dàn thiết giáp BMP-1 của Việt Nam cũng vẫn đủ năng lực để phục kích, tiêu diệt xe tăng chủ lực của đối phương nhờ một số thay đổi độc đáo về vũ khí.

Trong biên chế của Quân đội Việt Nam hiện tại đang có khoảng 200 chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Đây là loại thiết giáp được Liên Xô cho ra đời từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn được nhiều quốc gia sử dụng. Nguồn ảnh: TL.

Trong biên chế của Quân đội Việt Nam hiện tại đang có khoảng 200 chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Đây là loại thiết giáp được Liên Xô cho ra đời từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn được nhiều quốc gia sử dụng. Nguồn ảnh: TL.

Mặc dù đã có tuổi đời ngoài 50, tuy nhiên xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Việt Nam vẫn có khả năng đối đầu với xe tăng chủ lực hiện đại của thế kỷ 21 do BMP-1 có khả năng trang bị kèm "pháo lủi" AT-3A. Nguồn ảnh: QDND.

Đây là loại pháo chống tăng, điều khiển bằng dây kéo từng được sử dụng rất nhiều trong quá khứ. Mỗi quả ATGM loại AT-3A có khả năng triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách xa tối đa 3000 mét. Nguồn ảnh: QDND.

Đây là loại hỏa lực cực kỳ "ăn tiền" trên những xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Với tên lửa chống tăng ATGM, chúng ta có thể tự tin cho xe chiến đấu bộ binh BMP-1 đối đầu xe tăng chủ lực của đối phương. Nguồn ảnh: Danviet.

Hiệu quả diệt tăng của AT-3A đã được lịch sử chứng minh, loại hỏa lực này có trọng lượng tổng cộng 30 kg, mang theo đầu đạn từ 2,6 tới 3,5 kg tùy phiên bản, tốc độ bay 115 mét/giây và có thể tiêu diệt mục tiêu trong tầm từ 500 tới 3000 mét. Nguồn ảnh: QPVN.

Điểm yếu của tổ hợp tên lửa chống tăng loại này đó là AT-3A cần có người điều khiển ngay cả sau khi tên lửa đã rời bệ phóng. Khi tên lửa rời bệ phóng, xạ thủ sẽ phải dựa vào ánh sáng phát ra từ đuôi tên lửa đẩy để điều khiển tên lửa đâm vào mục tiêu. Nguồn ảnh: QĐND.

Việc điều khiển tên lửa AT-3A sử dụng hệ thống dây dẫn - nghĩa là tầm bắn của tên lửa bị giới hạn bởi chiều dài dây, bù lại, kiểu điều khiển này sẽ hạn chế tối đa việc tên lửa bị gây nhiễu, bị phá sóng. Nguồn ảnh: QPVN.

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, tên lửa AT-3A có thể được điều khiển bằng mắt thường nếu mục tiêu ở khoảng cách dưới 1000 mét. Với mục tiêu trên 1000 mét, tên lửa AT-3A sẽ cần có kính ngắm để xạ thủ có thể thấy rõ đường đi của tên lửa, qua đó điều khiển chính xác hơn. Nguồn ảnh: QPVN.

Ngoài việc được trang bị hỏa lực chống tăng khá "khủng" so với các loại xe chiến đấu bộ binh cùng thời, BMP-1 còn có khả năng chở quân khá tốt, có thể mang theo được tối đa 8 lính cùng đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: Wiki.

Hệ thống hỏa lực trên xe bao gồm một pháo chính loại 73mm, đặc biệt đây là pháo nòng trơn, có hệ thống nạp đạn bán tự động. Ngoài ra xe còn có súng máy đồng trục 7,62mm cùng cơ số đạn dự trữ 2000 viên. Nguồn ảnh: QPVN.

Từng được mệnh danh là loại xe chiến đấu bộ binh phổ biến bậc nhất thế giới, BMP-1 tổng cộng đã sản xuất được khoảng gần 40.000 chiếc trên khắp thế giới. Tới nay, vẫn còn rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng loại xe chiến đấu bộ binh này trong biên chế. Nguồn ảnh: QPVN.

Mời độc giả xem Video: Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 đông như gián từng là nỗi ác mộng của Liên Xô.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bmp-1-viet-nam-duoc-lap-phao-lui-khong-ngai-doi-dau-xe-tang-chu-luc-1311300.html