Black Friday: Không phải mọi ưu đãi tốt nhất đều được tung ra, trung bình mỗi giao dịch là 2 tiếng rưỡi

Khi nhắc tới Black Friday, người ta thường nghĩ ngay tới 'siêu giảm giá' nhưng sự thật phía sau thực chất là như thế nào?

Vào ngày Black Friday, hầu hết các cơ sở bán hàng đều mở cửa sớm, tung khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng. Các mặt hàng giảm giá cực sâu, đặc biệt là thời trang, điện tử điện lạnh, đồ gia dụng, nội thất… Đó cũng chính là lý do khiến nhiều người sẵn sàng chờ đợi từ đêm hôm trước, xếp hàng dài cả kilomet, chen chúc nhau trong Ngày thứ 6 đen tối, thậm chí là đánh nhau.

Tuy nhiên, dù có hưởng ứng ngày lễ mua sắm này như thế nào thì chắc hẳn rằng nhiều người vẫn không biết 20 sự thật thú vị dưới đây về ngày Black Friday.

Khi nhắc tới Black Friday, người ta thường nghĩ ngay tới “giảm giá sốc”.

Khi nhắc tới Black Friday, người ta thường nghĩ ngay tới “giảm giá sốc”.

1. Tuy nhiều người rất háo hức chờ đợi ngày Black Friday nhưng đây không phải là lễ hội mua sắm lớn nhất trong năm, mà là ngày thứ 7 trước Giáng sinh.

2. Theo một báo cáo được công bố năm 2009 trên Tạp chí TIME, cụm từ “Black Friday” lần đầu tiên được sử dụng là vào năm 1960 và có nguồn gốc từ Philadelphia, đề cập đến hiện tượng người dân đổ xô tới các cửa hàng mua sắm sau lễ Tạ ơn.

3. Black Friday từng được gọi là “Big Friday”. Theo một báo cáo năm 1975, thuật ngữ “Black Friday” là tiếng lóng của Philadelphia. Khi đó, cảnh sát Philadelphia đã sử dụng thuật ngữ “Black Friday” để mô tả tình trạng tắc nghẽn giao thông ở những khu mua sắm sau ngày lễ Tạ ơn, do hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau ở các con phố, vỉa hè đi mua sắm. Vào năm 1961, một tờ báo lớn đã cố gắng đổi thuật ngữ này thành “Big Friday” nhưng thuật ngữ này không tồn tại được bao lâu.

4. Thuật ngữ “Black Friday” trở nên phổ biến rộng rãi từ những năm 1990, đề cập đến việc các đại lý bán lẻ thu được lợi nhuận hay ghi bằng mực đen, trái với những tổn thất ban đầu được ghi bằng mực đỏ.

Hàng ngàn người đổ xô tới các cửa hàng, siêu thị để mua sắm trong ngày Black Friday.

5. Ngày Black Friday đã lan rộng tới hơn 15 quốc gia trên thế giới. Trong nhiều năm, các đại lý bán lẻ ở Canada đã lo lắng khi người dân đổ xô sang Mỹ để săn lùng các món hàng giá hời trong ngày Black Friday, cho nên họ đã bắt đầu sự kiện này tại quốc gia của mình. Kể từ đó, nhiều quốc gia trên thế giới cũng tổ chức ngày lễ này như Anh, Brazil, Ấn Độ, Pháp, Na Uy,…

6. Ở Mexico, ngày Black Friday được gọi là “El Buen Fin”, có nghĩa là ngày cuối tuần tốt lành. Điều này gắn liền với lễ kỷ niệm cuộc cách mạng ở Mexico vào năm 1910, trùng với lễ Tạ ơn của người Mỹ. Lễ El Buen Fin kéo dài suốt cả tuần chứ không phải một ngày.

7. Không phải tất cả những ưu đãi tốt nhất đều được tung ra vào ngày Black Friday bởi hầu hết các ưu đãi tốt nhất cho thiết bị điện tử đã được tung ra từ đầu tháng 11. Ngày tốt nhất để đi mua đồ trang trí Giáng sinh là ngày 22/11, khi đó giá sẽ giảm trung bình là 23%. Thời điểm tốt nhất để mua đồ chơi là trước lễ Tạ ơn.

Vào ngày lễ Tạ ơn, nhiều mặt hàng online được giảm giá, đặc biệt là đồ thể thao và quần áo với mức chiết khấu trung bình là 24%. Nếu bạn dám chờ đợi, thì vài ngày cuối của mùa mua sắm, các sản phẩm thường rẻ hơn so với ngày Black Friday từ 10-15%.

Hàng ngàn người sẵn sàng đợi chờ thâu đêm, chờ cửa hàng mở cửa.

8. Black Friday vẫn là thời điểm tốt nhất để mua TV, máy tính bảng, đồ thiết bị, đồ trang sức.

9. Từ ngày lễ Tạ ơn đến ngày Cyber Monday (thứ hai đầu tiên sau ngày Black Friday) chiếm 20% lượng mua sắm trực tuyến trong các ngày lễ.

10. Trong năm 2017, Amazon và Walmart dự kiến sẽ thống trị trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến. Mặc dù vị trí số 3 vẫn đang được cạnh tranh giữa Best Buy và Target.

11. Năm 2011, Walmart đã phá vỡ truyền thống của ngày Black Friday, khi mở cửa hàng từ tối lễ Tạ ơn. Kể từ thời điểm đó, người dân đã bắt đầu xếp hàng chờ đợi để bắt kịp với thời gian. Những ngày này, 33 triệu người Mỹ có kế hoạch chạy ra đường mua sắm ngay sau khi họ kết thúc lễ Tạ ơn. Chính vì vậy, ngày này còn được gọi là Grey Thursday.

12. Trung bình, người mua sắm sẽ phải chờ 2,5 tiếng để thực hiện giao dịch.

13. Vào năm 2016, người mua sắm trung bình đã chi hơn 900 USD (gần 21 triệu đồng) trong ngày Black Friday.

Thậm chí, nhiều người còn đánh nhau để tranh giành một món đồ.

14. Doanh số bán hàng của ngày Black Friday chỉ giảm một lần trong những năm gần đây. Đó là vào năm 2008 của thời kỳ Đại suy thoái. Vào thời điểm đó chỉ có 263.820 công nhân được thuê - con số quá thấp so với mức kỷ lục là 764.750 vào năm 2013.

15. Ngày Black Friday là ngày bận rộn nhất năm đối với những người thợ ống nước. Theo CNN, thợ sửa ống nước phải làm việc tích cực để dọn sạch đường ống nước sau khi những người mua sắm khiến hệ thống đường ống nước bị tắc nghẽn.

16. Tín hiệu bắt đầu ngày lễ mua sắm là ông già Noel. Trong những năm qua, cuộc diễu hành lễ Tạ ơn Macy's (bắt đầu từ năm 1924) đã trở thành một phần trong những ngày lễ ở Mỹ. Tuy nhiên, lần đầu tiên ông già Noel tham gia diễu hành là vào ngày 2/12/1905 tại Canada. Ông già Noel xuất hiện ở cuối cuộc diễu hành chính là tín hiệu để chính thức bắt đầu mùa lễ mua sắm.

17. 12% người mua sắm trong ngày lễ Black Friday bị say rượu.

Phương An

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-gioi/kham-pha/black-friday-khong-phai-moi-uu-dai-tot-nhat-deu-duoc-tung-ra-trung-binh-moi-giao-dich-la-2-tieng-ruoi-4105905.html