Bình Thuận sẵn sàng ứng phó bão số 5

Các địa phương ven biển tại Bình Thuận tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, rà soát các phương án ứng phó theo phương châm '4 tại chỗ' và phương án sơ tán dân tại các khu vực ven biển đến nơi an toàn.

Chiều 29/10, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5 trong năm 2019. Dự kiến đến 16h ngày 30/10, vị trí tâm bão ở khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Bầu trời TP.Phan Thiết (Bình Thuận) trưa 30/10 khá âm u.

Bầu trời TP.Phan Thiết (Bình Thuận) trưa 30/10 khá âm u.

Chiều và tối nay (30/10) bão số 5 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó có tỉnh Bình Thuận. Do tác động của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu của bão, khu vực ven biển có gió mạnh, sóng lớn, có thể xảy ra mưa lớn, nguy cơ gây lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất cục bộ, kéo dài. Càng vào gần bờ, bão di chuyển với tốc độ nhanh, hướng đi và diễn biến còn rất phức tạp.

Để chủ động ứng phó hiệu quả, phòng tránh kịp thời, hạn chế thiệt hại, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có công điện khẩn yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nghiêm túc theo chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, không được chủ quan, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống khi bão đổ bộ, mưa lũ lớn xảy ra.

Trong đó, giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, kiểm đếm các phương tiện, tàu thuyền, thông tin kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các tàu thuyền đang đánh bắt, kinh doanh trên biển (trong đó có tàu vận tải trong và ngoài tỉnh).

Hướng dẫn các phương tiện đang hoạt động trên biển không đi vào khu vực nguy hiểm (vùng nguy hiểm được cập nhật liên tục theo các bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia), di chuyển, tránh trú hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn, thường xuyên tổng hợp, báo cáo về Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo quy định.

Các địa phương ven biển tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, rà soát các phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” và phương án sơ tán dân tại các khu vực ven biển đến nơi an toàn, chủ động chỉ đạo công tác chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, công sở; khẩn trương kiểm tra, theo dõi sát các khu vực thường xuyên bị sạt lở ven biển. Neo buộc các lồng, bè nuôi trồng thủy sản hoặc di chuyển đến nơi an toàn, hạn chế thiệt hại và có phương án bảo vệ tài sản cho người dân.

Tàu thuyền neo đậu trên sông Cà Ty, TP.Phan Thiết.

Đối với huyện đảo Phú Quý, giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 5 di chuyển nhanh, diễn biến còn phức tạp do tác động của không khí lạnh.

Do đó, để chủ động ứng phó với bão, các địa phương, sở ngành, đơn vị cần khẩn trương triển khai, thực hiện nghiêm túc việc quản lý, kiểm đếm và hướng dẫn các tàu thuyền (trong đó có tàu vận tải trong và ngoài tỉnh) đang hoạt động, kinh doanh trên biển không đi vào vùng nguy hiểm của bão, hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn để hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của bão, gió mạnh, sóng lớn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, triển khai kế hoạch có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, khách du lịch tại các khu vực ven biển, khu du lịch, khu sản xuất kinh tế, lồng bè, nuôi trồng thủy sản; đồng thời, rà soát phương án, kế hoạch sơ tán dân ra khỏi các vùng nguy hiểm ven biển, cửa sông nguy cơ bị sóng biển, gió mạnh, triều cường ảnh hưởng, các vùng trũng, ngập lụt, sạt lở.

Hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản khi xảy ra mưa to, ngập lụt…

với UBND huyện Phú Quý và các sở, ngành liên quan kêu gọi tàu thuyền vào bờ hoặc hướng dẫn di chuyển xuống các tỉnh phía Nam; triển khai gia cố các lồng, bè nuôi trồng thủy sản chắc chắn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ”; kiểm tra việc thi công công trình khu neo đậu tàu thuyền; chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc y tế để có hàng dự phòng trong thời gian ATNĐ, bão ảnh hưởng trực tiếp.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp Hiệp hội du lịch và các địa phương, khu du lịch ven biển sẵn sàng phương án sơ tán khách du lịch (trong và ngoài nước) tới địa điểm khu vực an toàn gần nhất. Thông báo cho các chủ khu du lịch đang đầu tư xây dựng và đang hoạt động triển khai các biện pháp ứng phó sạt lở bờ biển do sóng mạnh, triều cường dâng cao và an toàn công trình khi bão đổ bộ.

Được biết, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các đồn biên phòng trong tỉnh thông báo cho các phương tiện hoạt động trên biển biết tin về ATNĐ, bão số 5, trên hệ thống trực canh của đơn vị, mở đài canh 24/24 để tiếp nhận thông tin, kiểm soát tàu thuyền, hướng dẫn các chủ phương tiện tránh trú hoặc không đi vào vùng nguy hiểm của bão.

Ảnh mây vệ tinh bão số 5 năm 2019 lúc 12h45 ngày 30/10.

Tổng số tàu thuyền toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 7.204 chiếc với 39.926 lao động. Tính đến 15 giờ 30’ ngày 29/10, số tàu thuyền đang hoạt động trên biển là: 2.302 chiếc với 13.013 lao động. Tất cả các tàu thuyền đều thông tin liên lạc với đài bờ, đồn biên phòng khu vực để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ xử lý tình huống, trong đó tàu thuyền đánh bắt xa bờ: 171 chiếc với 1.604 lao động.

Khu vực hoạt động tại vùng biển Trường Sa, Côn Sơn-Thổ Chu, Phú Quý- Côn Sơn. Tàu đánh bắt gần bờ: 2.131 chiếc với 11.409 lao động, khu vực hoạt động ven biển Bình Thuận. Đang neo đậu tại các bến 4.902 chiếc với 26.913 lao động. Tàu thuyền các tỉnh bạn đang neo đậu trong tỉnh là 136 chiếc với 925 lao động.

Tổng số phương tiện thủy nội địa đang neo đậu là 51 phương tiện/266 thuyền viên. Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 93 bè/268 lao động, các chủ bè nuôi thủy sản đã được UBND các huyện, bộ đội biên phòng thông báo biết tin về tình hình thời tiết, ảnh hưởng của bão số 5 để gia cố, chằng buộc an toàn.

Minh Nghĩa

Từ khóa: Bão số 5 Bình Thuận Bình Thuận sẵn sàng ứng phó bão số 5 4 tại chỗ

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/binh-thuan-san-sang-ung-pho-bao-so-5-post318717.info