Bình minh Ả-rập của Liên Xô đối nghịch Mùa xuân Ả-rập Mỹ

Trong bối cảnh 'Mùa xuân Ả rập' tàn phá Trung Đông-Bắc Phi, người ta lại càng nhớ về Liên Xô/Nga với thời kỳ tươi sáng của 'Bình minh Ả rập'.

Liên Xô/Nga đã duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Đông và Bắc Phi từ thời Liên bang Xô viết, khi Moscow giúp các nước trong khu vực thoát khỏi ách thuộc địa phương Tây, trang bị cho quân đội của các nước này và hồi sinh nền kinh tế của họ.

Trong bối cảnh ‘Mùa xuân Ả rập’ tàn phá Trung Đông-Bắc Phi, các nhà phân tích đã làm sáng tỏ chiến lược địa-chính trị khu vực Trung Đông của Liên bang Xô viết và sự ảnh hưởng của nó đến chính sách của Moscow ngày hôm nay như thế nào.

Ảnh hưởng lớn của Liên Xô ở Trung Đông

Mối quan hệ của Nga với các quốc gia Trung Đông bắt đầu phát triển tích cực trong thời kỳ Xô viết, do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, trong bối cảnh lúc đó, vai trò của Liên Xô như một cường quốc toàn cầu, theo Boris Dolgov nhà Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

"Ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông thời kỳ đó là rất đáng kể", Dolgov trao đổi với Sputnik tiếng Ả Rập.

Theo ông, điểm mấu chốt của vấn đề là các phong trào giải phóng dân tộc trên lãnh thổ Trung Đông là kết quả của các chính sách của Liên Xô trong khu vực. Moscow tích cực ủng hộ những phong trào này ở Ai Cập, Syria, Yemen và nhiều nước khác.

Theo nhà nghiên cứu, chiến thắng của các nước trước chủ nghĩa thực dân phần lớn được tạo điều kiện bởi Liên Xô. Sau đó, khi nhiều nước trong số đó giành được độc lập, họ gia nhập Khối Xã hội Chủ nghĩa và tuyên bố rằng họ sẽ xây dựng đất nước theo mô hình Chủ nghĩa Xã hội Ả Rập hoặc Hồi giáo.

Trên thực tế, các nước này đã trở thành đồng minh của nhà nước Liên Xô, cả ở cấp khu vực và toàn cầu.

Đặc biệt, Liên Xô đã cung cấp các khoản vay cho các quốc gia Trung Đông, mà sau này được hoàn trả một phần, hoặc đôi khi Moscow tài trợ vũ khí của họ trên cơ sở không hoàn lại. Điều này được thực hiện để thúc đẩy các ý tưởng của chủ nghĩa xã hội.

Theo một số ước tính, khối lượng vũ khí Liên Xô cung cấp cho các quốc gia Ả Rập từ năm 1966 đến thập niên 1970 lên đến khoảng 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên, lượng vũ khí khổng lồ này không là gì cả, bởi trong các thập niên sau đó, con số này đã tăng lên mức kỷ lục.

Theo các tài liệu của Liên Xô, Liên bang Xô viết đã cung cấp số lượng vũ khí trị giá len tới 55 tỷ dollars, trong đó khoảng 24 tỷ dollars đã được chuyển đến Iraq và 11 tỷ dollars đã được chuyển đến Syria, chỉ trong khoảng thời gian từ đầu thập niên 1980 tới đầu thập niên 1990.

Chính sách Trung Đông của Liên Xô có ảnh hưởng lớn đến Nga hiện nay (Ảnh minh họa)

Các tài liệu cho biết, các nguồn cung cấp vũ khí Liên Xô đã đáp ứng 100 phần trăm nhu cầu vũ khí của Syria và Nam Yemen và 50 phần trăm cho Quân đội Iraq. Theo số liệu gần đây hơn, tổng thể, Liên Xô đã cung cấp khối lượng vũ khí trị giá tới 30,5 tỷ USD cho Baghdad.

Liên Xô và đảng Baath ở Syria

Nhà phân tích chính trị Syria Hassan al-Khuri nói rằng, Liên Xô đã gián tiếp đóng một phần vai trò trong cuộc nổi dậy của đảng Baath (có nghĩa là "phục hưng" hoặc "phục sinh").

Vào thời điểm đó, các ý tưởng xã hội chủ nghĩa lan rộng trong khu vực do chiến thắng của Liên Xô trước chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh Thế giới Thứ 2 (năm 1945) và củng cố vị trí của Moscow trên thế giới.

Sau đó, đảng Baath ở Syria và Liên Xô đã củng cố quan hệ của họ. Cùng với sự gia tăng quyền lực của Hafez Assad (cha của đương kim Tổng thống Syria Bashar al-Assad) năm 1971, Liên bang Xô viết và đảng Baath cầm quyền ở Syria tiếp tục duy trì quan hệ.

Theo al-Khuri, những người cộng sản Syria, ban đầu phản đối Assad, sau đó cũng đã liên kết với nhà lãnh đạo mới của Syria, do ảnh hưởng của Moscow. Hafez Assad đã tăng cường quyền lực của mình trong nước bằng cách tiếp nhận sự hỗ trợ của cả Liên Xô lẫn phương Tây.

Sự hỗ trợ của Liên Xô đối với Syria là rất lớn. Vào thời điểm dó, Damascus không thể chống Israel mà không có sự ủng hộ của Moscow. Syria thu được những vũ khí tiên tiến nhất miễn phí từ Liên Xô. Sự hỗ trợ này là 'không giới hạn' bởi vì lúc đó Mỹ tuyên bố Israel là đồng minh chiến lược của họ.

Nhà phân tích Syria cho rằng, ngay cả trong trường hợp Nga giữ vị trí trung lập trong cuộc nội chiến Syria (không ủng hộ Assad), chính quyền Damascus vẫn sẽ duy trì quan hệ tốt với Moscow. Ngay cả khi các lực lượng đối lập đã chiếm ưu thế, mối quan hệ lâu dài giữa hai nước vẫn sẽ rất có ích cho Nga.

Moscow chưa bao giờ quay đầu với Cairo

Trước đây, ông Taimur Dvidar, một nhà phân tích chính trị Nga gốc Ai Cập, một chuyên gia về các quốc gia Trung Đông và Ả Rập đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ai Cập.

Dvidar cho biết, trong giai đoạn hậu Thế chiến 2, chính quyền Liên Xô coi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser (1956-1970) là đối tác của mình. Liên Xô đã hỗ trợ nền kinh tế của đất nước này và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như đập Aswan.

Nhà phân tích nhấn mạnh thêm rằng, về quân sự, Moscow không chỉ cung cấp vũ khí cho Cairo mà còn hỗ trợ đào tạo cho các lực lượng vũ trang Ai Cập.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/binh-minh-a-rap-cua-lien-xo-doi-nghich-mua-xuan-a-rap-my-3359318/