Biểu tượng của Huế qua bút ký 'Ai đã đặt tên cho dòng sông?'

'Ai đã đặt tên cho dòng sông?' là một bút ký đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài ký đã ca ngợi dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế.

Khi nhắc đến xứ Huế mộng mơ, nhiều người sẽ nhớ ngay đến con sông Hương. Vẻ đẹp của nơi đây đã được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sống động trong tập ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" (Ảnh: Zing).

Khi nhắc đến xứ Huế mộng mơ, nhiều người sẽ nhớ ngay đến con sông Hương. Vẻ đẹp của nơi đây đã được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sống động trong tập ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" (Ảnh: Zing).

Dòng sông Hương chảy uốn quanh qua Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành và Đại Nội, tô điểm thêm cho nét đẹp tự nhiên của xứ Huế. Sông Hương có tổng chiều dài 80km, riêng đoạn từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30km (Ảnh: Zing).

Mỗi dịp hè về, những nhành hoa phượng bung nở tạo nên khung cảnh trữ tình. Đây cũng là lý do khiến dòng sông đi vào bao áng thơ ca bất hủ vượt thời gian. Về với kinh thành xưa, du khách có thể ngồi trên thuyền xuôi dòng sông Hương để cảm nhận hết vẻ đẹp hiền hòa nơi đây (Ảnh: Zing).

Từ lâu, cầu Trường Tiền (còn được gọi là cầu Tràng Tiền) dài hơn 400m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, bắc ngang qua dòng sông Hương đã trở thành biển tượng của cố đô Huế. Vào ban đêm, hàng trăm bóng đèn led được thắp sáng càng khiến cây cầu 102 năm tuổi thêm lung linh (Ảnh: Zing).

Nhiều người cho rằng Huế đẹp nhất khi vào hạ. Không chỉ có phượng đỏ, sắc vàng của hoàng yến cũng góp phần tạo nên bức tranh thơ mộng cho mảnh đất miền Trung thân thương. Vào mùa này, những thiếu nữ mặc áo dài trắng thường kéo nhau ra bờ sông để lưu lại những khoảnh khắc đẹp (Ảnh: Zing).

Vẻ đẹp dòng sông được phát hiện rất đa dạng. Có lúc trữ tình êm ả, hiền hòa như "một thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng"; có lúc phóng khoáng và man dại, rầm rộ và mãnh liệt như một "bản trường ca của rừng già". Có khi dịu dàng và trí tuệ như "người mẹ phù sa"; có khi biến ảo "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím"; hoặc khi thì vui tươi, khi thì như một mặt hồ yên tĩnh v.v...Tất cả được miêu tả bằng một tình cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn hóa phong phú và một vốn ngôn từ giàu có và đậm chất thơ của tác giả (Ảnh: Du lịch).

Hoàng Phủ Ngọc Tưởng chắc hẳn rất yêu và hiểu Huế. Phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế (Ảnh: Du lịch).

Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu… đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mây trời (Ảnh: Du lịch).

Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước (Ảnh: Du lịch).

Khi chảy qua chân núi hay những cánh rừng rậm, dòng sông như đang "tức giận". Tuy nhiên, Hương Giang lại hiền hòa như một thiếu nữ khi hòa nhập vào thành phố Huế, chảy qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh (Ảnh: Du lịch).

Nguyễn Trang

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/bieu-tuong-cua-hue-qua-but-ky-ai-da-dat-ten-cho-dong-song-80849.html