Biểu hiện đột quỵ mùa nắng nóng - dễ bị nhầm lẫn!

Say nắng khiến cơ thể mệt mỏi nhất thời còn đột quỵ có thể để lại di chứng suốt đời, nặng hơn là lìa đời. Trong thời tiết nắng nóng mùa hè, người ta lại dễ hiểu lầm đột quỵ là say nắng.

Say nắng và Đột quỵ dễ bị nhầm lẫn (ảnh minh họa)

Say nắng và Đột quỵ dễ bị nhầm lẫn (ảnh minh họa)

Say nắng biến cơ thể trở thành chiếc máy điều hòa loạn nhiệt

Bản chất “say nắng” đã gọi tên cả nguyên nhân lẫn biểu hiện của bệnh lý này. Hoạt động quá sức kéo dài dưới trời nắng khiến nhiệt độ cơ thể bị đẩy lên mức đỏ, các bộ phận khác đình công tạo nên hiện tượng “say”.

Nắng gắt làm nguy hại đến sức khỏe bất kỳ ai. Nhất là người lao động hoặc di chuyển liên tục dưới nắng. Lý do nằm ở sự tương quan giữa nhiệt độ bên trong và ngoài cơ thể. Nhiệt độ quá cao buộc cơ thể mất quá nhiều nước cho việc làm hạ thân nhiệt, dẫn đến tình trạng: thiếu nước. Chiếc máy điều hòa bị làm nóng vượt ngưỡng và không có nước để tiếp tục làm mát nên rối loạn, mất khả năng cân bằng. Hiện tượng mắt hoa, đầu choáng, tay chân kiệt sức, hệ tiêu hóa bất ổn gây buồn nôn, cơ thể sốt trên 40 độ C, thậm chí co giật gọi tắt là say nắng.

Đột quỵ mùa hè phần lớn dẫn đến từ say nắng

Thời tiết khắc nghiệt đe dọa đến người có tiền sử bệnh huyết áp, tim mạch hoặc đột quỵ, tăng tỷ lệ người trẻ đột quỵ. Phần lớn đột quỵ bị nhầm lẫn biểu hiện của say nắng.

Ảnh minh họa

Đột quỵ là mức độ nghiêm trọng nhất của say nắng. 80% nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là do cục máu đông và tình trạng mất nước của người say nắng. Cụ thể là do mất nước, lượng dung môi giúp máu lưu thông trong cơ thể ít đi, độ kết dính trong máu tăng cao và mạch máu lồi lõm dẫn đến cục máu đông cản trở tuần hoàn. Máu đột ngột không được cung cấp lên não dẫn đến đột quỵ.

Tránh nóng một cách có ý thức là phòng ngừa đột quỵ mùa hè

Không tránh say nắng bằng việc hoàn toàn trú trong mát. Bởi công việc đòi hỏi con người phải di chuyển. Cũng không thể tránh sốc nhiệt bằng việc không bật điều hòa.Vậy chúng ta cần tránh nắng, chống sốc nhiệt một cách có ý thức.

Những biểu hiện đột quỵ do say nắng không thể bỏ qua (ảnh minh họa)

Khi di chuyển hoặc làm việc dưới nắng nên tìm bóng râm để trú, làm gián đoạn thời gian chịu nắng của cơ thể. Đội nón (mũ), mặc áo dài tay chất liệu nhẹ thoáng, bạn đừng nghĩ chất liệu dày, kín sẽ chống tia UV. Ngược lại, gây bức bí và tăng nhiệt độ cơ thể. Uống nước dù không khát để bù nước cho cơ thể. Trung bình 1,5 - 2 lít mỗi ngày. Theo dõi dự báo thời tiết trong ngày trước khi đi du lịch hoặc di chuyển nhiều dưới nắng.

Để tránh sốc nhiệt cần thay đổi thói quen trốn nóng. Từ ngoài trời nhiệt độ 38, 39 độ đột ngột bước vào các trung tâm thương mại 22, 23 độ hoặc ngược lại. Trước khi thay đổi môi trường nên có khoảng trung gian để thân nhiệt dần chuyển đổi. Nhiệt độ phòng nên giữ ở mức 26 – 28 độ C để không quá cách biệt với môi trường bên ngoài.

Chống say nắng bằng một cơ thể khỏe từ bên trong

Các biện pháp tránh nắng vẫn là giải pháp tức thời. Để giữ vững phong độ sức khỏe dưới nắng hè cần một cơ thể cường tráng từ bên trong. Bổ sung Vitamin C từ trái cây nhiều. Hạn chế thức uống như bia, rượu, cà phê. Ngủ đủ giấc.

Với người có tiền sử bệnh tim, huyết áp cần mang thuốc khi ra ngoài. Người lớn tuổi nên ở nhà vào buổi trưa hoặc có người nhà chăm sóc khi ra đường.

Tùy thể trạng bổ sung thực phẩm chức năng để nuôi dưỡng mạch máu đề phòng hiện tượng cục máu đông. Nên sử dụng những thực phẩm bổ sung cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ, nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt chiết xuất lấy enzym nattokinase từ đậu nành lên men để dự phòng đột quỵ.

Bất cứ sản phẩm nào chứa natto có dấu JNKA cũng được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.

Thông tin tham khảo thêm>> Cách chọn nattokinase ngừa đột quỵ đúng chuẩn Nhật Bản

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bieu-hien-dot-quy-mua-nang-nong-de-bi-nham-lan-n171238.html