Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt: Cho phép ghi âm, ghi hình và dữ liệu điện tử

Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho phép: Ghi âm, ghi hình bí mật, nghe điện thoại bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Để pháp luật đồng hành với thực tiễn, Bộ luật tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015, xây dựng 01 chương về Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, đã được Quốc hội thông qua.

Luật cho phép thu thập bí mật dữ liệu điện tử (Ảnh minh họa).

Tại phiên tập huấn trực tuyến toàn quốc, tổ chức tại TAND tối cao Hà Nội, PGS TS Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao đã nêu: Xuất phát từ thực tế, nhiều vụ án phải áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới làm rõ được tội phạm.

Do đó, BLTTHS 2015, đã xây dựng 01 chương về, Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (từ Điều 223 đến 228).

PGS-TS Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao (Ảnh Ly Ly).

Theo kinh nghiệm của các nước, BLTTHS của các nước đều quy định cho phéo áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đăc biệt.

Qua nghiên cứu của các nước, quy định 11 (mười một) biện pháp. Ghi âm bí mật các cuộc trao đổi điện thoại. Cài đặt bí mật thiết bị ghi âm, ghi hình tại một số địa điểm hoặc trên một số phương tiện đi lại. Chặn đường liên lạc viễn thông, theo dõi bí mật đối tượng…..

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đưa ra, đây là những biện pháp nhạy cảm, ảnh hưởng đến quyền công dân. Do đó, Quốc hội quyết định chỉ có 03 (ba) biện pháp gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật. Nghe điện thoại bí mật. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Như vậy, ngày 1/1/2018, BLTTHS 2015 sửa đổi bổ sung, quy định các cuộc điện thoại, dữ liệu điện tử, ghi âm, ghi hình được sử dụng làm chứng cứ trong giải quyết các vụ án.

Ly Ly

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/bien-phap-dieu-tra-to-tung-dac-biet-cho-phep-ghi-am-ghi-hinh-va-du-lieu-dien-tu-d59290.html