Biên kịch phim Về nhà đi con lý giải về thái độ xấc xược của Dương, Bảo

Trước việc một số khán giả phản ứng cho rằng Dương có lời nói hành động quá xấc xược, thì mới đây, biên kịch phim Về nhà đi con đã lý giải về tính cách của nhân vật này.Thiện Anh

Thái độ xấc xược của Dương đang gây tranh cãi.

Thái độ xấc xược của Dương đang gây tranh cãi.

Trong đoạn video giới thiêu tập 60 phim Về nhà đi con sẽ phát sóng tối 8/7, vì ông Quốc, Dương đã có thái độ rất xấc xược với chị gái mình: "Chị Huệ ạ, tôi sợ chị thật đấy, sợ đến nỗi rùng mình rồi đây này, tốt nhất là chị cứ từ từ mà tận hưởng tình yêu đi. Người dối trá mà có được hạnh phúc cũng là chuyện bình thường".

Được biết, đoạn video nay đã đạt hơn1 triệu lượt xem, 7900 bình luận, 1600 lượt chia sẻ và hơn 46 nghìn lượt thích.

Sau những tình tiết đã xảy ra ở các tập vừa phát sóng, nhiều người từ yêu mến Dương, chuyển sang ghét vì cách hành xử xấc xược.

Trên Fanpage những người yêu thích phim Về nhà đi con một người nhận định rằng: "Dạo gần đây cảm thấy ghét Dương vô cùng luôn, không hiểu nghĩ gì mà có thể ăn nói với chị Huệ như vậy! Như thế là ... chứ không phải cá tính nữa rồi". Bên dưới nhận định này đã có rất nhiều đồng tình với quan điểm này.

Chia sẻ của biên kịch Thu Thủy trên trang cá nhân.

Cũng vì thế mà biên kịch Thu Thủy đã đăng tải một bài viết rất dài để giải thích về cách xây dựng các tuyến nhân vật trong phim. Đầu tiên, với câu hỏi về lời thoại của hai nhân vật Bảo và Dương có phần hỗn xược

Nữ biên kịch đã chia sẻ: "Trong kịch bản, tuyến bố con Quốc Bảo là một tuyến nhân vật khá đặc biệt. Nếu ông Sơn là tuýp gà trống nuôi con truyền thống thì Quốc là gà trống nuôi con thời hiện đại. Cách Quốc đối xử với Bảo không chỉ như với 1 cậu con trai, mà còn giống như một người bạn, và vì thế, có những hành xử và đối thoại của họ, không theo quy chuẩn thông thường.

Đây cũng là tuyến nhân vật mà ở hiện trường, đạo diễn đã có những xử lý linh hoạt, gia tăng thêm sự hài hước, sự chân thật đời thường. Thậm chí, đạo diễn tôn trọng quan điểm cảm xúc diễn viên ở đúng lứa tuổi đó, xem họ sẽ phản ứng thế nào, nói năng ra sao. Và phân đoạn của Bảo với Huệ và Quốc, chính là tình huống như thế.

Bảo, cũng như Dương, đều thiếu vắng mẹ, có những kĩ năng sống mà họ hoàn toàn thiếu hụt. Đôi bạn ấy sống thật với cảm xúc của mình, thật cả trong những cảm xúc có khi thái quá, và thậm chí có phần hỗn láo như khán giả từng nhận xét.

Nhưng chúng tôi nghĩ, đó mới là thế giới thực sự của của những cô cậu mới lớn: đầy rắc rối, hỗn loạn, đôi khi không thể hiểu và người ngoài nhìn vào đều muốn xắn tay lên, muốn sắp xếp lại, muốn uốn nắn lại thế giới ấy cho ngay ngắn.

Chúng tôi không định xây dựng Bảo và Dương như những hình mẫu hoàn hảo với cách hành xử hoàn hảo, mà họ, giống như bao cô bé, cậu bé ngoài kia, bước vào đời, với đầy những vấn đề, đầy những bồng bột và sai lầm, còn có phần ảo tưởng sức mạnh. Phải qua những va vấp, đối diện nỗi buồn, sự mất mát, và cả những nỗi tan vỡ, dần dần, họ mới dần trưởng thành, và hiểu về những giới hạn trong cuộc sống”.

Để lý giải về những hành động, cảm xúc của Dương dành cho bố bạn thân, nữ biên kịch đã nói: “Chúng tôi nghĩ rằng, thực tế cuộc sống thì luôn đa dạng và phong phú, thậm chí oái oăm và kì lạ hơn trên phim nhiều. Bằng tình huống đặc biệt và mối quan hệ đặc biệt của chuyện “tay 4” này, chúng tôi chỉ là một phần nào đó, tái hiện những sự phong phú và đa dạng của thực tế đời sống mà thôi!”.

Ngoài ra, biên kịch Thu Thủy còn nhận định: "Tất cả nhân vật Về nhà đi con đều đầy những thiếu sót. Và Ánh Dương cũng thế. Khi cô bé dành tình cảm cho một người không phù hợp, cả thế giới cô bé bị đảo lộn, cách hành xử của cô bé cũng vì thế mà vượt ra ngoài khuôn phép.

Nhưng, cũng như hành trình của tất cả các nhân vật Về nhà đi con, hành trình của Ánh Dương cũng là hành trình không ngừng sửa sai và thay đổi để tìm đến phiên bản tốt nhất của bản thân mình. Giống như nhân vật cô Hạnh nói “Đôi khi chúng ta rất giận, cũng chỉ là vì chúng ta đã quá thương thôi”, chúng tôi cho rằng khán giả “ghét” Ánh Dương, chính là vì họ đã dành cho cô bé quá nhiều yêu thương và kì vọng".

Bên cạnh đó, nữ biên kịch cũng cho biết, "Chúng tôi xây dựng một câu chuyện với những nhân vật có tính chân thực và đời sống nhất có thể. Ông Sơn, Thư, Huệ, Dương, Quốc, Vũ, Khải… đều là những con người đời thường, với những ưu và những khuyết, những điều đáng thương cũng như đáng giận. Nên khán giả có thể yêu có thể ghét là chuyện bình thường.

Nhưng sau tất cả những màn tình cảm xoay chiều ấy, khi khán giả còn lo lắng, hi vọng và thấp thỏm với hành trình của nhân vật, thì là những người sáng tác, chúng tôi cũng không thấy chính mình cô đơn nữa. Vì chúng tôi đã có khán giả đồng hành".

Thiện Anh (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/giai-tri/bien-kich-phim-ve-nha-di-con-ly-giai-ve-thai-do-xac-xuoc-cua-duong-bao-a283291.html