Biến chứng nguy hiểm của sỏi túi mật

Người mắc bệnh sỏi mật cần đi khám định kỳ nếu không dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Sỏi túi mật dễ gây biến chứng (ảnh minh họa).

Sỏi túi mật dễ gây biến chứng (ảnh minh họa).

TS Đỗ Tuấn Anh - Trưởng Khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: “Nếu người dân chủ quan, không khám định kỳ khi có sỏi thì rất dễ gặp nhiều biến chứng như viêm hoại tử túi mật, viêm túi mật mãn tính”.

Các triệu chứng của bệnh sỏi túi mật

Là một căn bệnh nguy hiểm nhưng sỏi túi mật thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ.

Từ lúc có sỏi đến lúc có triệu chứng thường khoảng từ 3 đến 5 năm với những triệu chứng lâm sàng mơ hồ: Có thể đau thượng vị hoặc dưới sườn phải; Có hoặc không có sốt.

– Đợt cấp tính: Người bệnh đau nhiều, có thể sốt nóng hoặc không; Đại tiểu tiện bình thường.

– Khi đi khám thấy: Dưới sườn phải đau, phản ứng rõ; Thường sốt nóng, ít khi có sốt nóng, sốt rét; Khi có sốt, sốt nóng, sốt rét thì có thể sỏi kẹt cổ túi mật, chèn ép vào đường mật chính, hoặc sỏi đã di chuyển từ túi mật xuống ống mật chủ.

Cần cảnh giác với các triệu chứng bệnh sỏi túi mật.

Một số phương pháp chẩn đoán sỏi túi mật

Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết cho biết: Để chẩn đoán và phát hiện bệnh sỏi túi mật có thể bằng phương pháp siêu âm.

Khi có sốt nóng, sốt rét cần chụp MRI để xác định sỏi nằm ở vị trí nào để có hướng điều trị thích hợp. Bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm sinh hóa máu để xác định chẩn đoán chính xác hơn.

Nếu chỉ có sỏi túi mật đơn thuần, phương pháp điều trị dễ dàng và thuận lợi. Có thể mổ nội soi cắt túi mật là phương pháp an toàn và hiệu quả.

Trong trường hợp người bệnh nặng, có các bệnh nền như cao huyết áp, đái tháo đường, suy thận, suy gan, già yếu, khó khăn trong quá trình hậu phẫu, gây mê hồi sức.

Các bác sĩ điều trị tạm thời bằng cách dẫn lưu túi mật qua da sau đó điều trị nội khoa để người bệnh ổn định rồi mổ thì 2.

Các phương pháp điều trị sỏi túi mật:

– Phẫu thuật: Mổ mở hoặc mổ nội soi.Với các phương pháp này, mổ cắt túi mật loại bỏ được nguồn gốc sinh ra sỏi. Thường sỏi túi mật là sỏi chuyển hóa cholesterol.

– Dẫn lưu túi mật tạm thời qua da dưới hướng dẫn của siêu âm: Phương pháp này áp dụng với những người già yếu, có nhiều bệnh lí nền khó khăn với gây mê và hồi sức sau mổ. Nếu tiến hành phẫu thuật ngay khả năng hồi phục khó, nguy cơ tử vong cao. Dẫn lưu túi mật chỉ mang ý nghĩa tạm thời, sau đó hồi sức tốt cho bệnh nhân để phẫu thuật thì 2.

– Tán sỏi túi mật qua da: Phương pháp này tán sỏi túi mật và lấy sỏi qua da, hoặc đẩy xuống tá tràng. Với phương pháp này không điều trị được triệt căn vì nguyên nhân gây sỏi ở túi mật, bệnh có thể tái phát sỏi ở túi mật.

Hiện tại ở Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức không áp dụng phương pháp này.

Biến chứng của sỏi túi mật

– Sỏi túi mật rơi vào ống mật chủ khi không được điều trị và theo dõi: Khi sỏi túi mật rơi vào ống mật chủ có thể mổ nội soi cắt túi mật, mở vào ống mật chủ, nội soi đường mật trong mổ kiểm tra và tán sỏi.

Đây là phẫu thuật khó khắn hơn nhiều khi chỉ có sỏi túi mật đơn thuần. Mặc dù kỹ thuật lấy sỏi ống mật chủ tốt nhưng khả năng tái phát của sỏi mật là rất cao, người bệnh phải mổ lại nhiều lần về sỏi đường mật chính.

– Viêm hoại tử túi mật do sỏi:Khi sỏi túi mật có triệu chứng không được điều trị, túi mật viêm hoại tử là hay gặp. Đây là biến chứng cấp cứu cần phải can thiệp phẫu thuật sớm.

– Viêm túi mật mãn tính do sỏi: Có tỉ lệ ung thư túi mật cao, tiên lượng xấu.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/bien-chung-nguy-hiem-cua-soi-tui-mat-20200601174819136.html