Bị ung thư ăn trứng vịt lộn là 'nuôi khối u', nhanh di căn?

Theo các bác sỹ, cho đến thời điểm này chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng, việc ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Trứng vịt lộn hay còn gọi là hột vịt lộn là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam... và được coi là món ăn bổ dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…

Giáo sư Nguyễn Bá Đức – Nguyên giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết khi bị ung thư người bệnh không phải kiêng bất cứ thực phẩm nào vì lúc bị bệnh cơ thể suy kiệt cần rất nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất để bổ sung cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh ung thư.

Nếu ăn kiêng quá, bệnh nhân không chết vì ung thư mà chết vì suy kiệt. Có rất nhiều bệnh nhân khi mắc ung thư thì nghe người này, người kia mách không ăn uống gì là hết sức đáng lo ngại.

Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng để dạ dày có thời gian tiêu hóa hết chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này. Không nên ăn vào buổi chiều hoặc tối dễ gây đầy bụng, khó chịu, không tiêu hóa được. Ảnh minh họa: Internet

Giáo sư Đức cho biết khi là bệnh nhân, ai cũng cần sức khỏe rất nhiều để chống chọi với thời gian điều trị ung thư.

Còn TS Nguyễn Diệu Linh – Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện K trung ương cho biết đến thời điểm này chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng, việc ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Tuy nhiên, dù trứng vịt lộn rất bổ dưỡng nhưng trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng không tiêu hóa được, ảnh hưởng tới sức khỏe.

TS Nguyễn Diệu Linh – Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện K trung ương cho biết đến thời điểm này chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng, việc ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Trẻ trên 5 tuổi nên ăn 1/2 quả trứng 1 lần, tuần ăn từ 1 - 2 lần.

Bà bầu nên ăn mỗi tuần 2 quả và khi ăn hạn chế hoặc không ăn rau răm.

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn.

Người gầy yếu muốn tăng cân nên ăn nhiều trứng vịt lộn, khi ăn nhớ kèm theo đĩa lạc hoặc một chút dầu ăn để giúp hấp thu dưỡng chất có trong trứng vịt lộn tốt hơn.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/bi-ung-thu-an-trung-vit-lon-la-nuoi-khoi-u-nhanh-di-can-1424746.tpo