Bị sốt nên lựa chọn món ăn gì để nhanh khỏi?

Bên cạnh việc hạ sốt bằng những cách thông thường, cơ thể cần được hấp thu nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng và bù đắp phần năng lượng hao hụt.

Bị sốt nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

1. Tăng cường các loại thức ăn dạng lỏng, nhiều nước

Những thức ăn dạng lỏng khuyên dùng những món cháo giải nhiệt, súp, bún, phở… để người bị sốt có thể dễ hấp thu. Khi bị sốt, cơ thể thường suy nhược và thiếu dinh dưỡng. Do đó những món ăn dạng lỏng nên được nấu với phần nước ninh từ xương ống và thịt để có nhiều dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể.

Có thể áp dụng các món nước với phần nước thịt được ninh từ xương gà, gà ác, xương ống heo, bò… sẽ nâng cao giá trị dinh dưỡng, giúp người bệnh tăng sức đề kháng.

Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn/

Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn/

2. Tăng cường trái cây và rau củ

Trong giai đoạn bị sốt, người bệnh cũng sẽ cảm thấy thèm chua, cần cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết. Những loại trái cây như cam, chanh, quýt…sẽ giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể, bổ sung vitamin các loại giúp nâng cao hệ miễn dịch, hồi phục nhanh chóng hơn.

Việc dùng các loại nước ép và sinh tố có thể làm giảm lượng vitamin của cơ thể. Do đó nên dùng trực tiếp các loại trái cây thay thế nước ép thông thường. Liên tục bổ sung trái cây, rau củ cần thiết để hạ sốt, bù điện giải.

3. Uống nhiều nước

Việc cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết và quan trọng. Trong quá trình sốt cao, cơ thể mất nước khá nhiều. Sốt càng cao, tình trạng mất nước càng nghiêm trọng dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải, khiến cơ thể suy nhược và mệt mỏi.

Lượng nước cần để bù đắp mỗi ngày thường từ 1,5 – 2 lít nước. Bệnh nhân có thể kết hợp pha nước với oresol để nâng cao hiệu quả cân bằng điện giải. Nước cũng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả, hạn chế tình trạng mất nước, khô da.

Bị sốt không nên ăn gì?

– Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, tuyệt đối không nên uống nước đá hoặc nước lạnh. Bởi trong giai đoạn này, cổ họng của người bệnh khá yếu. Nếu uống nhiều nước đá thì nguy cơ bị viêm họng lá khó tránh khỏi.

Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn/

– Không nên uống trà khi bị sốt vì chất tanin có trong trà sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên nhiều hơn. Việc dùng trà quá đậm đặc sẽ khiến não bộ kích thích gây tăng huyết áp, từ đó tăng nhiệt độ cơ thể và gây khó khăn khi hạ sốt. Ngoài ra, uống nước trà với thuốc hạ sốt cũng khiến làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.

– Thông thường nhiều người lầm tưởng người bệnh nên ăn trứng gà để bổ sung. Tuy vậy đối với người bị sốt, việc dùng trứng có thể tăng nhiệt lượng trong cơ thể do một lượng lớn protein. Ở trẻ em, khi dùng trứng gà sẽ khiến nhiệt lượng không phát tán ra ngoài, sốt càng cao hơn và lâu khỏi.

– Không nên dùng mật ong, đặc biệt là các loại nước mật ong chanh khi bị sốt bởi mật ong có thể gây tăng nhiệt độ trong cơ thể.

– Nhiệt độ cơ thể đang có biểu hiện tăng cao, không nên ăn các món ăn chế biến nhiều gia vị cay nóng và nồng bởi khẩu vị người bị sốt đang bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, ăn các món ăn này cũng khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây ra các chứng đầy bụng, khó tiêu kèm theo.

https://dulich.petrotimes.vn/

Vân Anh

Nguồn PetroTimes: https://dulich.petrotimes.vn/bi-sot-nen-lua-chon-mon-an-gi-de-nhanh-khoi-591006.html