Bí quyết 'vàng' tránh điểm liệt Địa lý kì thi THPT Quốc gia 2018

Tại kì thi THPT Quốc gia 2018, môn Địa lý tiếp tục được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm. Dưới đây là một số bí quyết để ăn điểm môn Địa lý học sinh có thể tham khảo.

Từ năm 2017, cùng với môn Lịch sử và Giáo dục công dân, môn Địa lí đã được đưa vào thi dưới dạng trắc nghiệm nằm trong tổ hợp môn Khoa học Xã hội của kì thi THPT Quốc gia. Mặc dù với hình thức trắc nghiệm thí sinh có thể dễ dàng có điểm và tránh được điểm liệt, tuy nhiên để đạt điểm cao lại là điều rất khó.

Theo năm 2017, cấu trúc đề thi Địa lý bao gồm:

60% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu và 40% ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Chương trình thi sẽ có cả hai phần kiến thức lớp 11 và 12, trong đó phần lớp 12 có 19 câu hỏi, lớp 11 có 6 câu

Phần kĩ năng:

Atlat địa lí Việt Nam 10 câu (Tự nhiên - dân cư 5 câu; các ngành kinh tế 3 câu; các vùng kinh tế 2 câu)

Bảng số liệu thống kê: 2 câu ( Lớp 11 1 câu; Lớp 12 1 câu)

Kĩ năng biểu đồ 3 câu (nhận xét biểu đồ 2 câu, nhận dạng biểu đồ 1 câu)

Chia sẻ về bí quyết làm bài điểm cao, Th.S Nguyễn Mạnh Hà, giáo viên Địa lí tại Hệ thống Giáo dục Hocmai cho biết: "Thời gian làm bài trắc nghiệm môn Địa lí là 50 phút với tổng số 40 câu hỏi. Thời gian trung bình cho một câu hỏi là khoảng 1ph15s – 1ph25s. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà các em vẫn chưa tìm ra đáp án, thì hãy bỏ qua câu này để làm sang câu khác dễ hơn, tạo cơ hội “quay vòng” để làm lại các câu hỏi khó khác lần thứ hai".

Cùng với đó, thầy Hà cũng chia sẻ đối với các câu hỏi khó, trong trường hợp không tìm ra đáp án nên sử dụng phương pháp loại trừ và tuyệt đối không được bỏ trống bất kì câu hỏi nào.

'Địa lí được đánh giá là môn thi “dễ ăn điểm” trong tổ hợp Khoa học xã hội, tuy nhiên các em cũng không được chủ quan, thời gian còn lại hãy tranh thủ hệ thống hóa kiến thức còn hổng bằng sơ đồ tư duy", thầy Hà nói thêm.

Một số lưu ý khi thi Địa lý:

Tập trung nắm chắc kiến thức cơ bản, ghi nhớ đặc trưng của các vùng miền. Các thí sinh cần ghi nhớ đặc điểm riêng biệt của từng vùng, miền để tránh nhầm lẫn khi chọn giữa các đáp án.

Cần khai thác tối đa Atlat để “ăn điểm” thi trắc nghiệm

Đọc Atlat và phân tích số liệu. Atlat là tài liệu được Bộ GDĐT cho phép sử dụng trong phòng thi, trong Atlat có những nội dung như biểu đồ, tranh ảnh... bởi vậy nếu biết tận dụng khai thác thí sinh sẽ có một lượng kiến thức tương đối để làm bài thi.

Nắm chắc kĩ năng nhận biết, khai thác biểu đồ. Với môn Địa lý, bản đồ rất quan trọng, nếu lơ là các thí sinh sẽ rất dễ mất điểm.

Nguyên Linh (t/h)

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/xa-hoi/bi-quyet-vang-tranh-diem-liet-dia-ly-ki-thi-thpt-quoc-gia-2018-615177.ldo